Ra huyết khi mang thai: Những điều mẹ cần ghi nhớ

Thứ Hai, 15/05/2023 09:42 AM (GMT+7)

Hiện tượng ra máu khi mang thai sẽ thường xuất hiện vào giai đoạn đầu của thai kì. Mẹ không nên chủ quan mà hãy đi khám bác sĩ sớm nhất có thể. Nhờ vậy, bạn sẽ được kiểm tra tình trạng sức khỏe của bản thân và sự phát triển của thai nhi.

Phan-biet-mau-bao-thai-voi-kinh-nguyet

1. Hiện tượng ra huyết khi mang thai

Hầu hết tất cả các trường hợp phụ nữ mang thai có triệu chứng ra máu âm đạo trong thời gian nửa đầu của thai kỳ. Hiện tượng chảy máu âm đạo có thể xảy ra sau sang chấn hoặc có thể xảy ra một cách tự nhiên và không liên quan tới bất kỳ yếu tố nào. Máu âm đạo có màu đỏ tươi, đỏ sẫm hoặc màu đen. Máu có thể ra nhiều, ra ít hoặc kéo dài. Khi chảy máu có thể đi kèm những triệu chứng khác như đau bụng âm ỉ hoặc từng cơn, toàn bộ vùng hạ vị hoặc đau bụng khu trú.

Hiện tượng ra máu khi mang thai trong nửa đầu thai kỳ là một hiện tượng phổ biến. Tỷ lệ phụ nữ mang thai có dấu hiệu ra máu trong 3 tháng đầu là 15-25%. Phần lớn các trường hợp là chảy máu nhẹ và không phải trường hợp bệnh lý. Giống như hiện tượng ra máu báo khi mang thai có dạng những đốm máu nhỏ màu nâu hoặc hơi hồng. Đây có thể là biểu hiện của dấu hiệu trứng đã thụ tinh vào làm tổ trong tử cung.

Tuy nhiên có một số trường hợp chảy máu âm đạo là báo hiệu của những tình trạng bệnh lý nghiêm trọng. Đặc biệt là khi chảy máu âm đạo nhiều đi kèm với các biểu hiện như đau bụng, choáng… Do đó mẹ bầu khi có dấu hiệu ra máu âm nào cần đến ngay các cơ sở y tế để được xử lí kịp thời và có những biện pháp can thiệp để giữ thai hoặc loại bỏ càng sớm càng tốt.

2. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng ra máu trong thời kỳ đầu mang thai

Ra máu dọa sảy thai

Nguyên nhân của việc ra máu khi mang thai rất đa dạng. Trong những tháng đầu việc ra máu có thể là báo có thai nhưng cũng có thể là máu báo dọa sảy thai. Ba tháng đầu là giai đoạn thai còn rất yếu ớt và thiếu ổn định nên cực kỳ dễ gặp biến cố. Rất nhiều trường hợp thai phụ bị sảy thai tự nhiên vì không theo dõi kỹ triệu chứng ra máu.

Với những trường hợp thai đã vượt qua ba tháng thì việc ra máu có thể là triệu chứng của sảy thai, sinh non hoặc nhau thai có vấn đề. Những trường hợp này thường đi kèm với các biểu hiện khác và rất nguy hiểm đối với cả thai phụ lẫn thai nhi. 

Mang thai ngoài tử cung

Mang thai ngoài tử cung xảy ra khi trứng được thụ tinh không cấy vào tử cung như bình thường, mà thay vào đó là cấy vào một nơi khác (bên ngoài tử cung), thường là ở một trong các ống dẫn trứng. Nếu vỡ ống dẫn trứng, thai phụ sẽ bị ra máu. Mất máu quá nhiều có thể khiến cho thai phụ yếu, ngất, đau, sốc, thậm chí tử vong.

Đôi khi, chảy máu âm đạo là dấu hiệu duy nhất của mang thai ngoài tử cung. Các triệu chứng khác bao gồm đau bụng, đau xương chậu hoặc đau vai. Những triệu chứng này có khả năng xảy ra trước khi bạn biết mình có thai.

Viêm nhiễm vùng kín

Khi mang thai, nội tiết trong cơ thể của mẹ thay đổi và tạo điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi nảy nở. Nếu không được chăm sóc kỹ và đúng cách thì rất dễ sẽ bị viêm nhiễm vùng kín. Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính gây nên hiện tượng ra máu khi mang thai mà không ít chị em gặp phải.

Nếu như mẹ gặp phải trường hợp này, hãy nên đi khám bác sĩ để được hướng dẫn cách chữa trị và chăm sóc vùng kín đúng cách để giúp ngăn ngừa và điều trị bệnh khỏi nguy cơ tái phát.

3. Xử lý hiện tượng ra máu khi mang thai như thế nào?

Chắc hẳn người phụ nữ nào cũng lo lắng khi thấy tình trạng ra máu trong thời gian mang thai, bởi đây thường là dấu hiệu nghiêm trọng, ảnh hưởng đến mẹ và thai nhi. Chính vì vậy, đầu tiên, chúng ta cần lấy lại bình tĩnh và theo dõi hiện tượng ra máu bằng cách sử dụng băng vệ sinh. Nhờ vậy, bạn có thể quan sát được lượng máu ra nhiều hay ít, màu sắc và các đặc điểm khác. Từ những đặc điểm trên, bác sĩ có thể chẩn đoán chính xác hơn vấn đề mà bạn đang gặp phải.

Trong thời gian này, tốt nhất là bạn không nên quan hệ tình dục để tránh những hậu quả khó lường. Thay vào đó, bạn hãy nghỉ ngơi, dưỡng sức, vận động nhẹ nhàng. Đồng thời, phải chăm sóc bộ quan sinh dục thật sạch sẽ và cẩn thận, như vậy bạn sẽ giảm được sự tấn công của vi khuẩn gây viêm nhiễm.

Cuối cùng, thai phụ nên đi tới các cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra tình hình mẹ và thai nhi. Nếu có bất cứ vấn đề nghiêm trọng gì, bạn sẽ được các bác sĩ xử lý kịp thời.

Vũ Phương Bảo Khanh

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....