Bị đau lưng khi mang thai - mẹ nên làm thế nào?

Thứ Hai, 27/03/2023 09:13 AM (GMT+7)

Đau lưng khi mang thai là tình trạng rất thường gặp ở bà bầu, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, tâm lý và cuộc sống của họ. Vì vậy, mẹ bầu luôn mong muốn tìm kiếm được các cách giảm đau lưng cho phụ nữ mang thai để giúp cảm thấy dễ chịu hơn.

Tình trạng đau lưng khi mang thai 

Đau lưng khi mang thai từ lâu đã được xem là "một phần của thai kỳ". Biểu hiện đau lưng khi mang thai thường xảy ra phổ biến nhất sau tam cá nguyệt thứ hai và có thể kéo dài đến tháng thứ 6 sau sinh. Một số thay đổi sinh lý trong thai kỳ là nguyên nhân chính gây ra đau lưng.

Các loại đau lưng phổ biến nhất khi mang thai là:

- Đau thắt lưng (vùng ngang lưng)

- Đau khớp nối giữa xương cùng và xương chậu

- Đau lưng về đêm.

dau lung khi mang thai

Nguyên nhân nào khiến mẹ bầu bị đau lưng?

Vị trí của thai nhi

Vào cuối thai kỳ, thai nhi đạt đến cân nặng tối đa để chuẩn bị chào đời khiến những cơ đau lưng tăng lên. Và nếu bé nằm trong bụng với vị trí lưng của bé ngược lại lưng của mẹ thì nó sẽ gây sức ép lên vùng xương lưng của người mẹ.

Cơ vòng bụng yếu

Các cơ vòng bụng chịu sức ép từ cơ thể khi mẹ nằm sấp và co giãn linh hoạt khi mẹ gập người. Trong thời gian mang thai, cơ yếu và bị kéo giãn quá cỡ do thai nhi lớn dần, gây chèn ép và đau đớn, khó chịu cho mẹ bầu.

Thay đổi tư thế

Trong thời kỳ mang thai, tử cung lớn dần cùng với thai nhi làm cho cột sống thắt lưng phải cong về phía trước nhiều hơn, trọng tâm của cơ thể thay đổi. Để giữ thăng bằng trong quá trình di chuyển, mẹ bầu thường ngả về phía sau khiến phần lưng bị cong, gây đau nhức.

Ngoài ra, các mẹ bầu thích ngồi bệt, cố định gót chân xuống sàn nhà, chống hai tay ra phía đằng sau để giữ trọng lượng cơ thể khiến lưng chịu áp lực lớn. Nhiều người có thói quen chống tay vào lưng khi đứng lên, ngồi xuống hoặc khi di chuyển cũng khiến vùng lưng bị tổn thương.

Thay đổi hormon

Trong thời gian mang thai, cơ thể người mẹ sẽ tiết ra hormon relaxin có tác dụng giúp khung chậu giãn nở để chuẩn bị cho quá trình sinh nở. Vùng chậu bao gồm các cơ, dây chằng vùng lưng dưới. Các cơ, dây chằng này không đủ mạnh để đảm bảo sự giãn nở dẫn đến căng cơ, căng dây chằng và gây đau. Khung chậu giãn nở làm giảm sự liên kết của cho các khớp xương thiếu đi sự liên kết, lỏng lẻo dẫn đến tình trạng đau.

Stress kéo dài

Thường xuyên căng thẳng, mệt mỏi có thể khiến các cơ trong cơ thể không thể thư giãn, phục hồi, luôn căng cứng. Lâu dần sẽ gây đau lưng, đau nhức xương khớp.

Những thay đổi trong thời gian mang thai sẽ khiến mẹ bầu bị đau lưng, đau nhức khớp háng, vùng chậu, xương mu gây ảnh hưởng tới sức khỏe, quá trình vận động, sinh hoạt hàng ngày. Thế nhưng, những cơn đau này không gây ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi nên mẹ bầu không cần quá lo lắng.

Động thai

Ra huyết nâu hay đỏ tươi, tiết dịch âm đạo bất thường, đau bụng và đau mỏi vùng thắt lưng là những triệu chứng của động thai. Vậy nên nếu mẹ bị đau lưng kèm theo những triệu chứng trên thì hãy đi khám bác sĩ để có phương pháp điều trị phù hợp nhất.

Làm thế nào để giúp mẹ khắc phục tình trạng đau lưng khi mang thai?

Khi bị đau lưng khi mang thai, mẹ bầu có thể áp dụng các biện pháp tập luyện, thay đổi thói quen sinh hoạt để giảm đau hiệu quả.

Chú ý tư thế

Tập đi đứng đúng tư thế sẽ giúp giảm đau lưng hiệu quả. Do đó mẹ bầu nên chú ý:

- Khi ngồi: nên sử dụng đệm lót tựa lưng, gác chân lên cao.

- Khi đứng cần đứng thẳng, vươn người lên cao, kéo thẳng 2 vai về phía sau

- Khi nằm cần nằm nghiêng sang trái và sử dụng gối ôm bà bầu để cơ thể thoải mái. Lưu ý không sử dụng đệm cứng quá hoặc mềm quá.

Tập thể dục hàng ngày

Mẹ bầu có thể áp dụng các bài tập thể dục nhẹ nhàng, phù hợp với sức khỏe như đi bộ, yoga, bơi lội nhằm giúp cơ thể khỏe mạnh, xương khớp chắc khỏe, dẻo dai, đồng thời ngăn ngừa đau lưng hiệu quả.

- Tránh làm việc nặng

- Chườm nóng hoặc chườm lạnh ở vùng bị đau

- Massage trị liệu vùng lưng và toàn thân có thể giúp cơ ở lưng, chân được co giãn, đàn hồi, giảm đau đớn.

Chế độ ăn uống

Bổ sung đầy đủ thực phẩm qua chế độ ăn hàng ngày, tăng cường canxi, vitamin tốt cho sức khỏe và xương khớp. Ngoài ra, mẹ ên chia nhỏ bữa ăn trong ngày, tránh ăn nhiều một lúc khiến dạ dày khó tiêu hóa, cơ thể nặng nề.

Bên cạnh đó, mẹ bầu cần theo dõi thai kỳ đều đặn để nắm được sự phát triển của thai nhi.

Vũ Phương Bảo Khanh

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....