Rối loạn lo âu gây ảnh hưởng đến trẻ vị thành niên như thế nào?

Thứ Bảy, 29/10/2022 03:43 PM (GMT+7)

Rối loạn lo âu ở trẻ vị thành niên là một vấn đề sức khỏe tâm thần nghiêm trọng. Rối loạn lo âu ảnh hưởng đến cách trẻ vị thành niên suy nghĩ, cảm giác và ứng xử.

Rối loạn lo âu ở trẻ vị thành niên là bệnh gì?

Rối loạn lo âu (Anxiety Disorder) là một trong những căn bệnh tâm thần phổ biến hiện nay. Bệnh có thể gặp ở cả người lớn và trẻ em. Rối loạn lo âu đặc trưng bởi tình trạng lo âu, sợ hãi, căng thẳng quá mức trước một hoặc nhiều vấn đề trong cuộc sống. Khác với lo âu thông thường, trẻ bị rối loạn lo âu thường có nỗi sợ lớn hơn so với mức độ nghiêm trọng của vấn đề, đồng thời trạng thái lo âu có xu hướng kéo dài, xuất hiện vô căn cứ và lặp đi lặp lại.

Sự hiểu biết về thế giới và kinh nghiệm sống của trẻ còn hạn chế nên không thể tránh khỏi tâm lý lo âu và sợ hãi quá mức. Tuy nhiên, trạng thái tâm lý này thường sẽ thuyên giảm sau một thời gian ngắn khi đã dần quen với đối tượng/ tình huống. Do đó nếu nhận thấy con trẻ luôn trạng thái bồn chồn, lo lắng quá mức và kéo dài, phụ huynh cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa.

tram-cam-co-lien-quan-voi-chung-dau-nua-dau

Các loại rối loạn lo âu ở trẻ em

Các rối loạn lo âu chung bao gồm:

- Rối loạn hoảng sợ: là các cơn hoảng sợ kèm theo các triệu chứng cơ thể như mạch nhanh, choáng váng, vã mồ hôi, run tay chân, thậm chí ngất sửu…

- Rối loạn ám ảnh cưỡng bức: là các suy nghĩ, hành vi không phù hợp, không chống lại được dù biết là không đúng. 

- Ám ảnh: sợ hãi không có căn cứ và không cưỡng lại được trước các vật, đồ vật hoặc các tình huống. Ví dụ sợ gián, sợ chuột, sợ vật sắc nhọn, sợ độ cao, sợ chỗ trống, sợ đông người…

roi-loan-hon-hop-lo-au-va-tram-cam

- Rối loạn stress sau sang chấn: bao gồm tái hiện các hoàn cảnh sang chấn và các triệu chứng cơ thể, tâm thần xảy ra ở trẻ bị các sự kiện gây stress như bị lạm dụng tình dục, nạn nhân hoặc nhân chứng của bạo lực, trải qua các thảm hoạ thiên tai…

- Rối loạn lo âu lan toả: lo hãi triền miên về những tình huống không có thật.

Ảnh hưởng của rối loạn lo âu đối với trẻ em

- Ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và trí tuệ.

- Giảm sự chú ý, tập trung dẫn đến sụt giảm hiệu suất học tập.

- Tạo tâm lý tự cô lập, trẻ giảm khả năng hòa nhập và thích nghi với xã hội.

- Gia tăng nguy cơ trầm cảm và nhiều rối loạn tâm thần khác.

- Một số trẻ có khuynh hướng quá khích, dễ cáu gắt dẫn đến xung đột trong gia đình và trường học.

Rối loạn lo âu không được chữa trị sớm có thể chuyển biến mãn tính và nặng dần theo thời gian. Trong độ tuổi vị thành niên, ảnh hưởng của chứng bệnh này cùng với sự thay đổi của hormone có thể khiến trẻ có lối sống lệch lạc, nghiện rượu bia, hút thuốc lá,… Do đó, việc thăm khám và điều trị sớm là hết sức cần thiết.

Nguyễn Liên

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....