Rubella ở phụ nữ mang thai: Những nguy cơ cần lưu ý

Thứ Bảy, 29/10/2022 05:38 PM (GMT+7)

Rubella là bệnh sốt phát ban lành tính, và không quá nguy hiểm đối với người mắc. Tuy nhiên, với phụ nữ có thai, bệnh lại mang nhiều nguy cơ tiềm ẩn vì có thể gây dị tật bẩm sinh ở thai nhi. Bệnh có thể truyền từ mẹ sang con qua đường máu.

1. Bệnh rubella là gì?

Rubella là một loại bệnh thuộc dạng truyền nhiễm khá cao, bệnh do virus Rubella gây ra và có thể lây truyền từ người bệnh sang những người có tiếp xúc với phần dịch trong mũi họng hay lây truyền từ mẹ sang con trong quá trình mang thai. Hầu hết các ca bệnh đều xuất hiện ở những thanh thiếu niên hoặc trẻ em, bệnh có khả năng được chữa khỏi và không để lại di chứng gì nghiêm trọng. Tuy nhiên, cũng có không ít trường hợp phụ nữ đang mang thai cũng mắc phải loại bệnh này và có nguy cơ lây nhiễm cho thai nhi khá cao.

Bệnh rubella có thể xuất hiện ở bất kỳ thời điểm nào trong năm, thế nhưng vào những tháng mùa đông hay mùa xuân thì loại virus rubella này có khả năng phát triển và lây nhiễm mạnh nhất. Chính vì khả năng lây truyền bệnh qua đường hô hấp khiến cho căn bệnh này có thể trở thành cơn đại dịch nếu không có biện pháp ngăn ngừa bệnh phù hợp. Mặc dù vậy, bệnh rubella thông thường chỉ có thể lây nhiễm trong khoảng thời gian khoảng 1 tuần trước và sau khi phát bệnh.

Đối với phụ nữ có thai, theo thống kê của các chuyên gia về bệnh truyền nhiễm thì có tới 90% trẻ sơ sinh bị bệnh rubella bẩm sinh khi người mẹ mắc bệnh trong tháng đầu tiên của thai kỳ. Trong trường hợp thai phụ bị mắc bệnh rubella ở những tháng đầu tiên của thai kỳ (đặc biệt là 3 tháng đầu tiên) thì khả năng các em bé sinh ra sẽ gặp phải nhiều biểu hiện di chứng từ bệnh khá nặng như dị tật, ảnh hưởng thần kinh,... và khả năng tử vong cũng không hề nhỏ.

2. Triệu chứng của bệnh Rubella với phụ nữ mang thai

Bệnh Rubella có thể gặp ở cả người lớn và trẻ em nhưng đặc biệt nghiêm trọng, nguy hiểm cho phụ nữ mang thai. Thời gian ủ bệnh là khoảng 2 tuần. Khi phát bệnh, người bình thường có dấu hiệu sốt phát ban kèm theo mệt mỏi, sốt nhẹ, nhức đầu, sưng hạch và các nốt ban sẽ lặn trong khoảng từ 1 đến 7 ngày. Ở phụ nữ có thai, bệnh thường không có triệu chứng rõ ràng nhưng lại vô cùng nguy hiểm cho thai nhi. Phát ban là dấu hiệu tiêu biểu của bệnh Rubella nhưng đối với phụ nữ có thai thì dấu hiệu lại không rõ ràng.

Rubella ở mẹ bầu có thể gây dị tật đối với thai nhi.

- Thời kỳ ủ bệnh16 – 18 ngày, có thể dao động từ 14 – 23 ngày, thường là 10 ngày kể từ khi tiếp xúc đến lúc sốt. Thời gian này người bệnh đã bị nhiễm virut nhưng chưa có biểu hiện bệnh. Thời kỳ khởi phát: Trước khi phát ban 1 – 7 ngày; mệt mỏi, đau đầu, sốt, viêm kết mạc nhẹ và sưng hạch; triệu chứng về hô hấp rất nhẹ hoặc không có; ở trẻ em, phát ban có thể là biểu hiện đầu tiên của bệnh.

- Thời kỳ toàn phát: Nổi ban với 3 đặc điểm: ban bắt đầu mọc ở trán, mặt và lan xuống lưng và các chi; ban dạng dát sẩn nhỏ, màu sáng hơn so với ban sởi nhưng có thể kết hợp thành quầng đỏ, rộng; ban tồn tại từ 1 – 5 ngày, nhưng hay gặp nhất là 3 ngày (cho nên còn gọi Rubella là sởi 3 ngày). – Sưng và đau các khớp cổ tay, khớp gối, ngón tay và rõ nhất trong giai đoạn phát ban. – Đôi khi có biểu hiện đau tinh hoàn ở người trẻ tuổi.

- Thời kỳ lui bệnh: Các triệu chứng bệnh kéo dài 3 – 4 ngày rồi tự hết. Riêng triệu chứng đau các khớp có thể kéo dài từ 1 – 14 ngày sau khi các biểu hiện khác của Rubella mất đi. Một năm sau có thể tái phát lại; thời kì có thể lây bệnh cho người khác là khoảng 1 tuần trước và ít nhất 4 ngày sau khi phát ban, nếu trẻ mắc hội chứng Rubella bẩm sinh có thể đào thải vi rút qua phân cho đến 30 tháng tuổi.

20190823_081702_530243_ba-bau.max-1800x1800

3. Làm gì khi mẹ bầu nghi ngờ mình nhiễm Rubella

- Gặp bác sĩ ngay khi nghi ngờ bị bệnh Rubella: Nếu mẹ nghi ngờ mình bị bệnh Rubella thì khi đi khám, mẹ đừng ngồi chung với các mẹ khác trong phòng chờ khám mà không thông báo với bác sĩ vì mẹ có thể lây lan cho mọi người trong phòng chờ. Mẹ nên thông báo cho bác sĩ để được sắp xếp ngồi chờ trong phòng cách ly riêng. Bác sĩ sẽ tiến hành thử máu để kiếm tra lượng kháng thể trong máu nhằm đánh giá khả năng miễn nhiễm của mẹ. Mẹ cũng sẽ có thêm một cuộc xét nghiệm máu trong 2 tuần sau và thêm một lần nữa vào 4 tuần sau. Xét nghiệm sau 4 tuần này chính là để kiểm tra sự thay đổi lượng kháng thể so với lần đầu tiên và xác định liệu mẹ có vừa bị nhiễm vi rút Rubella hay không.

- Nếu mẹ đã miễn nhiễm với Rubella thì khi mẹ tiếp xúc với vi rút vẫn có một nguy cơ nhỏ bị tái nhiễm, nhưng không chắc rằng thai nhi có bị lây nhiễm hay không. Các xét nghiệm tiếp tục có thể không cần thiết nhưng mẹ vẫn nên liên hệ với bác sĩ để trao đổi về tình trạng của mình.

- Trường hợp mẹ nhiễm rubella trong thời gian mang thai (dù tỉ lệ rất thấp) thì thai nhi có nguy cơ bị lây từ mẹ hay không còn tùy thuộc vào thời gian mẹ bị nhiễm vi rút.

images

4. Hậu quả khi mẹ bị bệnh Rubella

Có tới 75 - 90% trường hợp người mẹ bị bệnh rubella trong giai đoạn 3 tháng đầu tiên của thai kỳ có thể gây hại cho em bé. Những phụ nữ đang mang thai thời kỳ đầu bị bệnh rubella có thể không xuất hiện bất kỳ triệu chứng bệnh rõ ràng nào cả, vậy nên có không ít trường hợp mẹ bầu bị sảy thai do bệnh rubella gây ra. Ngoài ra, tình trạng thai nhi bị chết lưu hoặc sinh non cũng có thể xuất hiện do biến chứng của bệnh rubella.

Bên cạnh đó, các con được sinh ra khi người mẹ từng bị bệnh rubella trong thai kỳ sẽ có nguy cơ gặp phải những dị tật bẩm sinh hay các di chứng khác do bệnh gây ra như:

- Ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thần kinh khiến trẻ bị chậm phát triển trí tuệ và thể chất, bị viêm màng não hay bị tật đầu nhỏ.

- Trẻ em bị rubella do lây nhiễm từ trong bụng mẹ có nguy cơ bị chậm phát triển trí tuệ

- Hệ tim mạch bị tổn thương: Các dị tật ở tim như nhóm động mạch vành, thông liên nhĩ, thông liên thất, hẹp động mạch,...

- Thính giác và thị giác đều bị ảnh hưởng: Đục thủy tinh thể mắt, bệnh lý võng mạc, tăng nhãn áp hay điếc bẩm sinh,...

- Hệ thống xương khớp cũng có nguy cơ bị dị tật hoặc viêm nhiễm.

- Dị tật ở phụ tạng, đặc biệt là phổi. Thậm chí trẻ có nguy cơ tử vong trong 48 giờ đầu tiên sau khi sinh.

Chính vì sự nguy hại từ bệnh rubella cho trẻ nhiều đến vậy cho nên các bác sĩ khuyến cáo những bà mẹ bầu phải thật sự chú ý đến tình trạng sức khỏe của bản thân khi mang thai, đặc biệt là những tháng đầu tiên của thai kỳ. Các em bé sơ sinh được chuẩn đoán bị rubella bẩm sinh cần được chăm sóc rất sát sao để tránh những trường hợp xấu xảy ra mà không kịp trở tay. Biện pháp phòng ngừa bệnh rubella ở mẹ bầu cũng cần được quan tâm bởi hơn để tránh nguy cơ mắc bệnh cũng như lây bệnh cho thai nhi. Phụ nữ có ý định mang thai được khuyến cáo nên tiêm phòng vacxin rubella trước khi mang thai ít nhất 3 tháng.

Vũ Phương Dung

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....