Sinh con khỏe mạnh bằng cách khám thai định kỳ

Chủ Nhật, 02/10/2022 07:54 PM (GMT+7)

Khám thai định kỳ sẽ giúp cho người mẹ cũng như bác sĩ biết được thai nhi trong giai đoạn thai nghén có phát triển bình thường hay có nguy cơ bệnh tật xuất hiện trong thời kỳ mang thai hay không,...

Chỉ có 36% phụ nữ người dân tộc thiểu số được khám thai định kỳ

Trong những năm qua, sức khỏe sinh sản của phụ nữ vùng dân tộc thiểu số luôn được Đảng, Nhà nước, các cấp, các tầng lớp nhân dân quan tâm. Công tác phổ biến, nâng cao kiến thức về sức khỏe sinh sản đã và đang gặp nhiều khó khăn do quan niệm sinh con là điều hoàn toàn tự nhiên của nhiều phụ nữ dân tộc thiểu số. .

Các yếu tố như dân tộc, mức sống hộ gia đình và giáo dục đều ảnh hưởng đến việc sử dụng các dịch vụ chăm sóc trước sinh và trong khi sinh do những nhân viên y tế có tay nghề đỡ. Nhất là yếu tố dân tộc có ảnh hưởng lớn hơn hai yếu tố còn lại.

Năm 2017 Quỹ Dân số Liên hợp quốc tại Việt Nam và Bộ Y tế đã nghiên cứu và cho thấy tỷ lệ phụ nữ ở vùng dân tộc thiểu số tiếp cận các dịch vụ chăm sóc trước sinh, sau sinh tại các cơ sở y tế với sự hỗ trợ của các cán bộ y tế có trình độ chuyên môn cao đều thấp hơn ước tính quốc gia. Đặc biệt tỷ lệ phụ nữ dân tộc thiểu số ở các tỉnh vùng núi phía Bắc sinh con tại nhà chiếm tỷ lệ khoảng 40- 60% trên tổng số các ca đẻ, trong khi hầu hết các phụ nữ người Kinh và phụ nữ sống ở vùng đồng bằng đều sinh đẻ tại các cơ sở y tế.

4 (16)

Khi nào cần khám thai?

Khi có thai, người phụ nữ bắt buộc phải thực hiện khám thai ở 4 thời điểm để có thai kỳ khỏe mạnh và an toàn:

Lần khám thai đầu tiên là một trong các mốc khám thai quan trọng nhất, được tính từ ngày đầu kinh cuối đến 13 tuần 6 ngày. Sau khi trễ kinh từ 2-3 tuần, người mẹ có thể đi khám thai lần đầu với mục đích xác định có thai hay không và tình trạng của thai như thế nào. 

Khám thai lần thứ hai vào 3 tháng giữa của thai kỳ (từ tháng thứ 4 đến đủ 6 tháng) để kiểm tra xem thai có phát triển bình thường không và theo dõi sức khỏe của mẹ, sàng lọc đái tháo đường thai kỳ.

Khám thai lần thứ ba và lần thứ tư vào 3 tháng cuối của thai kỳ nhằm theo dõi sức khỏe của bà mẹ và sự phát triển của thai nhi. Bên cạnh đó người mẹ sẽ được tư vấn dự kiến ngày sinh cũng như chuẩn bị cho cuộc đẻ và lựa chọn nơi sinh.

Phụ nữ mang thai cần sinh hoạt theo chế độ nào?

Theo hướng dẫn của bộ y tế, phụ nữ mang thai cần được tiêm phòng uốn ván đầy đủ. Phụ nữ có thai không làm việc nặng, không tiếp xúc với chất độc hại, chỉ làm việc nhẹ trong thời gian ít nhất 4 tuần trước khi sinh. Giữ gìn vệ sinh cá nhân hàng ngày, đặc biệt là vùng sinh dục và ngực, mặc quần áo rộng rãi.

Dinh dưỡng trong thời kỳ mang thai của người mẹ có vai trò then chốt để sinh ra những trẻ sơ sinh mạnh khoẻ và là tiền đề quan trọng cho sự phát triển của chúng sau này. Bữa ăn cho bà mẹ có thai cần có thức ăn để bổ sung chất đạm và chất béo giúp việc xây dựng và phát triển cơ thể trẻ. Chất đạm còn cần thiết cho quá trình tạo máu, phát triển của các tổ chức trong cơ thể mẹ, cần thiết cho phát triển của thai và rau thai. Ngoài ra cũng cần chú ý không dùng các loại chất kích thích như rượu, cà phê, nước chè đặc, thuốc lá... Giảm ăn các loại gia vị gây kích thích như ớt, hạt tiêu, dấm, tỏi,...

Phụ nữ mang thai bổ sung đều đặn 1 viên sắt-axit folic hoặc đa vi chất mỗi ngày trong suốt thai kỳ cho đến hết 1 tháng sau sinh để ngăn ngừa thiếu máu do thiếu sắt và các dị tật bẩm sinh của thai nhi.

Phụ nữ mang thai gần đến ngày sinh nên ở gần cơ sở y tế trong những ngày sắp sinh và đến ngay cơ sở y tế khi thấy có bất kỳ dấu hiệu nguy hiểm nào để được cứu chữa kịp thời.

Vũ Ngọc Chương

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....