Suy giảm thính lực bẩm sinh

Thứ Hai, 05/09/2022 09:59 PM (GMT+7)

Suy giảm thính lực bẩm sinh ở trẻ nếu không được phát hiện sớm sẽ ảnh hưởng tới quá trình phát triển ngôn ngữ của trẻ, ảnh hưởng tới tính cách, tư duy và sự phát triển của trẻ trong tương lai.

Suy giảm thính lực bẩm sinh là gì?

Suy giảm thính lực bẩm sinh thường được gọi là điếc bẩm sinh xảy ra do tổn thương cơ quan thính giác ngay từ thời kỳ bào thai, nên ngay sau khi sinh ra trẻ đã bị giảm thính lực.

Suy giảm thính lực bẩm sinh gặp ít hơn so với suy giảm thính lực mắc phải và biểu hiện ở trẻ ngay từ sau sinh. Tình trạng này gây ảnh hưởng xấu không những về sự phát triển ngôn ngữ, mà còn đến sự phát triển trí tuệ, tính nết, nhân cách và khả năng giao tiếp của trẻ.

be-hay-khoc-dem

Nguyên nhân gây suy giảm thính lực bẩm sinh

Suy giảm thính lực bẩm sinh thường xảy ra do các nguyên nhân sau:

  • Mẹ mắc bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm vi rút trong thời kỳ mang thai như: cúm, sởi, giang mai…
cum-o-ba-bau-1-16583891766381589017296
  • Thoái hoá tinh thần thần kinh (do di truyền, do cha mẹ nghiện rượu, do cha mẹ cùng huyết thống, không tương hợp yếu tố Rh giữa máu mẹ và máu thai, do suy giáp…), đột biến gen.
  • Bào thai bị nhiễm độc các thuốc như streptomycin, kanamycin, quinin, maxiton…, hoặc bị nhiễm độc các hoá chất như asenic, monoxid carbon (CO), các chất phóng xạ…
  • Thiếu các vitamin nhóm B, thiếu iode…Các nguyên nhân này thường gây dị tật cho cơ quan thính giác vào khoảng tháng thứ 3 và 4 của thai kỳ.

Suy giảm thính lực bẩm sinh có tác hại như thế nào đối với sự phát triển của trẻ?

Thính giác là một trong những yếu tố quan trọng nhất tác động đến sự phát triển ngôn ngữ của trẻ nhỏ. Chính vì vậy, các bé bị suy giảm thính lực bẩm sinh cần được quan tâm nhiều hơn nữa. Có thể nói, bệnh này tác động không hề nhỏ đến sự phát triển của bé, chưa kể còn ảnh hưởng rất lớn đến tương lai về sau.

Thứ nhất, ảnh hưởng đến sự phát triển ngôn ngữ. Bé khó nghe, thậm chí là không thể nghe được những âm thanh xung quanh nên không thể biết được những gì đang diễn ra xung quanh. Theo đó, khả năng ngôn ngữ của bé cũng bị ảnh hưởng theo. Có rất nhiều trường hợp trẻ bị suy giảm thính lực bẩm sinh nên cũng không nói và giao tiếp được. 

Thứ hai, ảnh hưởng đến tính cách, tư duy. Trẻ em ngay từ lúc nhỏ đã cần được gia đình dạy bảo, thầy cô hướng dẫn. Khi bị suy giảm thính lực đồng nghĩa với việc bé không thể tiếp thu được những lời dạy dỗ đó, mà chỉ thấy được những thứ diễn ra xung quanh một cách vô hồn. Điều đó tác động rất lớn đến khả năng tư duy cũng như nhận thức của trẻ. 

Thứ ba, ảnh hưởng đến sự phát triển tương lai sau này. Bên cạnh các vấn đề về sức khỏe, nếu bị suy giảm thính lực bẩm sinh mà không phát hiện và điều trị kịp thời, lâu ngày bé sẽ trở nên hoặc là quá tăng động hoặc là quá thu mình, rất khó để hòa nhập với mọi người. 

Lưu Phương Linh

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....