Tác hại của sâu răng trẻ em

Thứ Năm, 30/01/2020 10:45 AM (GMT+7)

Bệnh sâu răng thực chất là sự tiêu hủy cấu trúc vôi hóa chất vô cơ ( tinh thể canxi) của ngà răng và men răng, tạo nên lỗ hổng trên bề mặt răng do vi khuẩn gây ra.

sau-rang-4

Tác hại của sâu răng trẻ em

Dễ nhận thấy nhất là khi bị sâu răng trẻ sẽ cảm thấy đau nhức, ê buốt, khó ăn uống ngay cả khi uống nước. Trẻ sẽ hay quấy khóc, khó ngủ và bị sụt cân, suy dinh dưỡng.

Sâu răng còn ảnh hưởng đến cơ quan tiêu hóa như dạ dày. Tình trạng sâu răng cũng có thể gây ra biến chứng nguy hiểm như viêm xương hàm, viêm và áp xe các phần mềm vùng miệng...buộc phải có phương pháp điều trị lâu dài và tốn kém.

Nếu để tình trạng sâu răng nặng hơn là viêm quanh các cuốn răng, viêm mô tế bào, viêm hạch, viêm tủy răng lan rộng và gây cho trẻ bị nhiễm trùng, sốt xuất huyết. Thậm chí biến chứng sâu răng ở trẻ còn gây ra viêm màng não, rất dễ khiến trẻ bị tử vong.

Một khi nhiễm khuẩn quanh cuống răng, có thể sẽ khiến trẻ bị rối loạn ở khớp thái dương, nhức đầu, mỏi cổ, rối loạn ở tim, thận...Cùng với đó, sâu răng ở trẻ còn làm cho hơi thở có mùi rất khó chịu, khiến trẻ ngại tiếp xúc, tự ti khi nói chuyện.

Sâu răng kéo dài nếu không được chữa trị sẽ khiến trẻ bị áp xe răng, răng bị hỏng, mất răng, một khi mất răng gây ra các bất tiện trong ăn nhai, phát âm, ổ xương răng bị tiêu đi, khi lớn sẽ ảnh hưởng đến khuôn mặt của trẻ.

Nếu sâu răng không được phát hiện kịp thời ăn sâu vào trong phá hủy tủy thì có thể làm thối tủy. Một khi tủy đã bị phá hủy thì không thể phục hồi, bắt buộc phải nhổ bỏ răng sâu.

Đối với răng sữa nếu nhổ quá sớm trước thời kỳ thay răng thì có thể ảnh hưởng đến sự phát triển răng vĩnh viễn sau này ( chậm mọc hoặc bị mọc lệch). Nếu như răng vĩnh viễn bị sâu phải nhổ thì sẽ không còn răng khác mọc lên thay thế. Muốn giữ thẩm mỹ phải trồng răng giả, tốn rất nhiều chi phí.

Ngoài ra, một khi bệnh sâu răng tiến triển nặng hơn, phụ huynh sẽ tốn một khoản chi phí lớn để điều trị răng miệng cho trẻ.

 Cách chữa sâu răng ở trẻ em

Sâu răng ở trẻ em gây ra những ảnh hưởng đến sinh hoạt và phát triển sau này của trẻ. Vì vậy, bố mẹ cần phải luôn biết quan tâm và ý thức chỉ dạy trẻ cách chăm sóc răng miệng ngay từ khi còn nhỏ.

Nên chăm sóc răng miệng cho trẻ từ khi mọc những chiếc răng sữa đầu tiên, sử dụng bàn chải lông mềm, kem đánh răng có chứa Flour, nước súc miệng, chỉ nha khoa phù hợp cho trẻ ngăn ngừa sâu răng.

Ngăn chặn tác hại sâu răng ở trẻ em bằng kế hoạch chăm sóc răng miệng khoa học và chế độ ăn uống hợp lý. Khi bị sâu răng cần đến ngay nha khoa để kiểm tra và điều trị sớm tránh lây lan sang các răng khác. Vậy phải làm gì khi răng trẻ bị sâu?

Khi vết sâu răng còn mới

Để răng được tốt thì cách tốt nhất là phải phòng bệnh. Nếu răng sữa mới phát hiện sâu, cha mẹ cần đưa trẻ tới phòng khám nha khoa để điều trị. Thường bác sĩ sẽ sử dụng biện pháp trám răng để ngăn chặn không cho sâu tiếp tục phát triển. Răng sữa của trẻ bị sâu nếu trám sớm sẽ giữ được đầy đủ răng trên hàm, đảm bảo cho quá trình tiêu hóa của trẻ hoạt động một cách có hiệu quả.

Khi vết sâu răng đã lớn

Khi vi khuẩn phát triển đến giai đoạn muộn, tạo thành lỗ sâu lớn trên răng của trẻ, thậm chí có thể ăn gần hết răng của trẻ, không nên vội vàng đến nha sĩ nhổ hết phần còn lại của chiếc răng sâu đó. Răng sữa nếu nhổ quá sớm, sẽ gây ảnh hưởng tới khung xương hàm và mất phương hướng cho răng vĩnh viễn mọc lên sau này.

Răng vĩnh viễn khi mọc lên sẽ làm tiêu biến gốc răng sữa khiến răng sữa lung lay và rụng đi. Nhổ răng sữa quá sớm sẽ khiến răng vĩnh viễn về sau mọc lên bị lệch lạc, mà ảnh hưởng nhiều nhất là trên răng hàm vĩnh viễn số 6, làm răng số 6 mọc về phía trước và chen vào chỗ các răng vĩnh viễn khác moch sau này.

Biện pháp điều trị tốt nhất là bảo tồn, giữ lại tới tuổi thay răng khi răng vĩnh viễn mọc lên thay thế. Cha mẹ hãy tham khảo kỹ ý kiến của Nha sĩ để có biện pháp điều trị tránh gây đau cho trẻ, đồng thời hạn chế các nguy cơ có hại sau này.

Phòng ngừa sâu răng ở trẻ

Tập cho trẻ thói quen tự vệ sinh răng miệng, đánh răng ít nhất 2 lần/ngày.

Hạn chế cho trẻ ăn các thức ăn có chứa nhiều đường.

Trẻ em đang trong giai đoạn mọc răng cần được chăm sóc đúng cách, bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng để răng luôn chắc khỏe.

Cha mẹ nên đưa trẻ đi khám răng định kỳ 6 tháng/ lần để có thể phát hiện những bất thường và điều trị kịp thời.

Trần Thu Minh

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....