Thực đơn hoàn hảo cho mẹ bầu ở 3 tháng cuối thai kỳ

Thứ Năm, 18/04/2019 02:40 PM (GMT+7)

Dưới đây là một vài gợi ý giúp chị em lên thực đơn cho giai đoạn cuối bầu bí của mình một cách hoàn hảo nhất.

thuc-pham-ba-bau-00

3 tháng cuối thai kỳ là thời điểm thai nhi tăng cân mạnh mẽ nhất, vì vậy mẹ bầu cần lưu ý bổ sung nguồn dinh dưỡng hợp lý giúp con yêu hấp thu được các dưỡng chất, trong khi bản thân không bị tăng cân quá mức. Dưới đây là một vài gợi ý giúp chị em lên thực đơn cho giai đoạn cuối bầu bí của mình một cách hoàn hảo nhất.

1. Thực phẩm giàu đạm

Trong 3 tháng cuối, thai nhi rất cần chất đạm hay còn gọi là protein để phát triển mô và cơ. Ngoài ra, bổ sung đầy đủ các thực phẩm giàu đạm cũng giúp mẹ bầu và thai nhi phòng ngừa nguy cơ thiếu máu, giảm tỉ lệ sinh non, sinh con nhẹ cân. Chất đạm có nhiều trong các loại đậu, thịt lợn, gà, thịt bò.

2. Cá hồi

Trong số các loại cá biển, cá hồi rất giàu vitamin D và canxi rất cần thiết cho mẹ bầu đang trong giai đoạn “về đích”. Đồng thời, cá hồi chứa một lượng lớn axit béo omega-3 và DHA rất có ích trong giai đoạn hình thành và phát triển tế bào não mạnh mẽ của bé yêu từ tuần thai 28 trở đi. Mẹ bầu có thể nấu cháo cá hồi, cá hồi chiên rán, ruốc cá hồi... để thưởng thức thay vì ăn sushi cá hồi sẽ không tốt cho sức khỏe của thai phụ.

3. Trứng

Từ trừng mẹ bầu có thể chế biến được vô vàn các món ăn ngon miệng, hấp dẫn. Quan trọng hơn cả là thành phần dinh dưỡng có trong trứng rất cần thiết cho thai phụ 3 tháng cuối như vitamin D, canxi giúp xương và răng của bé yêu chắc khỏe. Và đặc biệt là choline có tác dụng đối với sự phát triển toàn diện và hoạt động của não bộ thai nhi.

4. Các loại hạt

Các loại hạt như hạt óc chó, hạt mắc ca, hạt hướng dương, hạt chia... đều chứa hàm lượng lớn protein, omega-3, vitamin E... rất cần thiết cho chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu trong 3 tháng cuối. Và dù chứa nhiều chất dinh dưỡng nhưng hàm lượng calo của các loại hạt này lại rất thấp vì vậy rất phù hợp có mặt trong các bữa ăn nhẹ, ăn vặt cho chị em. Ngoài ra, các loại hạt này còn chứa một lượng lớn chất kẽm giúp mẹ bầu hạn chế tình trạng sinh non và kéo dài thời gian chuyển dạ.

5. Khoai tây, khoai lang

Loại thực phẩm dân dã này thực sự có lợi cho bà bầu trong giai đoạn cuối thai kỳ. Khoai tây, khoai lang rất giàu chất xơ hạn chế tình trạng táo bón khi thai nhi ngày càng phát triển trong buồng tử cung. Đồng thời, khoai lang và khoai tây còn có khả năng duy trì lượng đường ổn định trong máu, giúp mẹ bầu giảm mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt.

6. Chuối

Trong số những thực phẩm tốt cho bà bầu 3 tháng cuối thai kỳ, chuối là loại hoa quả không thể vắng mặt. Thời kỳ cuối bầu bí, chị em thường bị khó ngủ, mất ngủ nên bổ sung 1-2 trái chuối trong thực đơn mỗi ngày. Chuối có tác dụng làm tăng hàm lượng serotonin trong não khiến cơn buồn ngủ xuất hiện. Đồng thời, hàm lượng magie trong chuối còn giúp cơ bắp thư giãn, giảm stress và có tác dụng an thần hiệu quả.

7. Đu đủ chín 

Mẹ bầu hoàn toàn có thể ăn đu đủ chín trong bữa tráng miệng hàng ngày. Trái đu đủ rất giàu kali, vitamin C, chất xơ và folate. Đồng thời, loại trái cây này còn giúp thai phụ giải quyết các vấn đề tiêu hóa thường gặp trong 3 tháng cuối như táo bón, ợ nóng, khó tiêu.

8. Các loại quả họ cam, quýt

Cho đến cuối ngày chuyển dạ, mẹ bầu vẫn cần bổ sung vitamin C mỗi ngày. Việc này giúp thai phụ tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, đồng thời hấp thụ chất sắt rất hiệu quả. Trái cây họ cam, quýt chính là sự lựa chọn thích hợp cho phụ nữ mang thai.

9. Sữa chua

Mang bầu 3 tháng cuối đừng quên bổ sung một ly sữa chua mỗi ngày. Sữa chua là món tráng miệng khoái khẩu nhưng các lợi khuẩn hữu ích có trong sữa chua là giúp cải thiện hệ tiêu hóa của mẹ bầu rất nhiều đấy. Người ta nhận thấy, những mẹ bầu thường xuyên ăn sữa chua sẽ ít bị táo bón thai kỳ hơn các mẹ không ăn hoặc ăn rất ít.

Giải pháp giúp cho bà bầu ngủ ngon

Lúc này, thai nhi nằm theo tư thế đầu quay xuống dưới để chuẩn bị chào đời. Đầu của bé sẽ đè vào bàng quang và do đó bà bầu sẽ phải dậy trong đêm 4-6 lần để đi vệ sinh. Bên cạnh đó, thận của bà bầu cũng làm việc nhiều hơn, lọc máu và sản xuất ra lượng nước tiểu nhiều hơn gấp đôi trước khi mang bầu.

- Cũng giống như ở ba tháng đầu, bà bầu cần tránh uống bất kì thứ gì trước khi đi ngủ vài tiếng. Trong ngày thì bạn cần uống nhiều nước hơn để bù đắp lại. Khi đi vệ sinh, hãy ngồi nghiêng về phía trước để nước tiểu chảy hết hoàn toàn khỏi bàng quang. Nên nhớ là không được nhịn đi tiểu vì có thể làm nhiễm trùng nước tiểu ở các cơ quan khác.

- Thời kì này, bà bầu cũng thường xuyên bị chuột rút. Đạp chân xuống giường có thể làm giảm triệu chứng này. Kéo giãn chân trước khi lên giường,  tập thể dục đều đặn trước khi sinh sẽ khiến cho lượng máu tuần hoàn đều và giảm mức độ thường xuyên của chuột rút. Canxi, magie, kali là những dưỡng chất cần thiết cho cơ co bóp và các chức năng khác trong cơ thể nên cần bổ sung thức ăn chứa các chất đó. Kali có trong các loại thức ăn như: khoai tây, chuối, các loại đậu, ngũ cốc, lúa mạch, lê. Thức ăn giàu magie gồm có: quả hạnh và đào lộn hột. Những thức ăn có chứa cả ba loại khoáng chất đó là: rau bina, sữa chua, và cá hồi. Cuối cùng, nên nhớ uống đủ nước vì sự khử nước làm mất cân bằng chất điện phân và gây ra chuột rút.

- Cố gắng thúc đẩy hàm lượng hấp thu chất sắt và axit folic. Đặt miếng đệm nóng vào chân 15 – 20 phút để làm giảm cảm giác muốn đung đưa chân.

Những thay đổi của bà bầu trong 3 tháng cuối thai kỳ

Ba tháng cuối thai kì, bạn có cảm giác cơ thể rệu rã, người lúc nào cũng ì ạch, chậm chạp và mệt mỏi. Khi bước ra khỏi giường hay đứng dậy, bạn cần phải dùng sức nhiều hơn.

Đặc biệt, bạn nhận thấy cơ thể có nhiều biến đổi. Đây là những biểu hiện mà bạn sẽ gặp phải trong giai đoạn này và cách để cảm thấy thoải mái dễ chịu hơn.

1. Bạn rất buồn ngủ nhưng khi nằm lại không ngủ được?

 Những điều có thể quấy rầy giấc ngủ của bạn:

-  Chân bị vọp bẻ do tử cung chèn ép các dây thần kinh và mạch máu ở chân.

-  Hội chứng chân không yên : bạn cảm thấy khó chịu ở chân và có nhu cầu phải cử động.

-  Ngực dưới thỉnh thoảng đau nhói do dạ con chèn ép dạ dày

-  Thai nhi cử động.

-  Hay mắc tiểu. Để dễ ngủ hơn bạn nên nằm nghiêng bên trái, kê gối ở giữa hai chân hoặc sau lưng.

2. Ngực to hơn:

Bầu ngực căng và đau. Đầu vú có thể tiết  ra sữa non. Bạn tắm và vệ sinh bầu vú bằng nước ấm.

3. Đau lưng, bụng, xương chậu và hông:

Đó là do các hooc môn thai kì làm giãn các khớp giữa khung xương chậu chuẩn bị cho em bé chào đời. Các cơ và dây chằng nâng đỡ tử cung cũng căng theo nên bạn bị đau bụng.

4. Bị ngứa và tê

Cơ thể bạn tăng cân, các dây thần kinh bị chèn ép, dẫn đến ngứa và tê chân, cánh tay và bàn tay. Vùng da bụng bị giãn ra cũng có thể bị tê.

Cách đơn giản để làm giảm tê tay là mang nẹp để cố định cổ tay vào buổi tối, khi đi ngủ. Chứng này thường tự hết sau khi sinh.

 5. Hơi thở ngắn, bạn có cảm giác như bị hụt hơi:

Đó là do dạ con ngày càng lớn, phổi của bạn sẽ bị chèn ép, không gian giãn nở bị thu hẹp. Nếu cảm thấy mệt, hụt hơi khi leo cầu thang, đi bộ, bạn nên dừng lại nghỉ và hít hơi thật sâu, đều đặn rồi hãy tiếp tục.

6. Chứng phù nề

Máu lưu thông chậm làm cho chân, mắt cá chân, bàn chân, bàn tay và mặt bị sưng lên.

Nếu có kèm nhức đầu, mờ mắt, chóng mặt và đau bụng thì đây là dấu hiệu của tăng huyết áp thai kì. Bạn nên đi khám ngay.

7. Âm đạo tiết nhiều chất nhờn

Càng về những ngày cuối thai kì, âm đạo càng tiết nhiều chất nhờn . Bạn cần giữ vệ sinh vùng kín, mặc quần lót có chất liệu thoáng mát.

 8. Những điều cần chú ‎tâm khác :

- Chứng giãn tĩnh mạch: Các tĩnh mạch dưới da vùng bắp vế chân sưng phồng lên, có màu xanh đôi khi làm bạn đau đớn.

- Bệnh trĩ: Đây là chứng giãn tĩnh mạch ở trực tràng. Chúng có thể lồi ra ngoài hậu môn và gây ngứa, đau đớn khi chảy máu, gây khó khăn khi đi đại tiện. Để khắc phục, bạn nên hỏi bác sĩ trước khi dùng thuốc làm mềm phân.

Duyen

Cùng chuyên mục

Những loại thực phẩm giàu DHA cho bà bầu và thai nhi

DHA là dưỡng chất quan trọng rất cần thiết giúp mẹ có thai kỳ thuận lợi, thai nhi phát triển khỏe mạnh. Dưới...

Thực phẩm giúp cải thiện chứng xuất tinh sớm

Chứng xuất tinh sớm khiến nam giới gặp nhiều trở ngại trong đời sống tình dục nhưng thực tế có rất ít...

Một số loại gia vị có thể giúp giảm hội chứng tiền kinh nguyệt

Hội chứng tiền kinh nguyệt là những triệu chứng xảy ra trước kỳ kinh nguyệt mà 20-50% phụ nữ trong độ tuổi...

Lợi ích của bưởi đến sức khỏe sinh sản và tình dục

Theo y học cổ truyền, bưởi có vị ngọt chua, có nhiều tác dụng với sức khỏe, trong đó có tác dụng tốt cho sức...