Tích cực hỗ trợ các bé trai bị mua bán

Thứ Tư, 02/10/2019 09:59 PM (GMT+7)

Tình trạng mua bán trẻ em trai xảy ra ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Trẻ em trai bị mua bán phần lớn nhằm mục đích bóc lột sức lao động; làm ăn xin, bán rong trên đường phố; hành nghề/bóc lột tình dục và nhận con nuôi. Thời gian qua, Việt Nam đã có nhiều hỗ trợ với đối tượng này...

Tình trạng mua bán trẻ em trai xảy ra ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Trẻ em trai bị mua bán phần lớn nhằm mục đích bóc lột sức lao động; làm ăn xin, bán rong trên đường phố; hành nghề/bóc lột tình dục và nhận con nuôi. Thời gian qua, Việt Nam đã có nhiều hỗ trợ với đối tượng này...

Một nhóm trẻ em nam người dân tộc thiểu số H'Mông may mắn thoát khỏi tay bọn buôn người được BĐBP giúp đỡ (Ảnh: Q.N)

Hiện nhiều người không có nhận thức đầy đủ về tình hình mua bán người; đặc biệt là mua bán trẻ em trai. Họ cho rằng mua bán người chỉ là mua bán phụ nữ, trẻ em gái. Bản thân trẻ em trai và gia đình các em cũng có hiểu biết chưa đầy đủ về vấn đề trên cũng như việc di cư an toàn; bởi vậy, họ chấp nhận để bản thân hoặc người thân của mình bị bóc lột miễn là được trả thù lao.

Nằm trong chương trình chung về Bình đẳng giới, một nghiên cứu được thực hiện với 82 trẻ em nam bị mua bán. Nghiên cứu đã chỉ ra, trong số đó, đa số trẻ em nam bị mua bán đến từ các vùng nông thôn, dân tộc thiểu số và tất cả đều có hoàn cảnh khó khăn.

Nguyên nhân của thực trạng này xuất phát từ nhu cầu kiếm thêm thu nhập và thiếu việc làm ở các địa phương; thiếu cơ hội học tập; thiếu hỗ trợ từ phía gia đình. Cha mẹ và các trẻ em nam thiếu hiểu biết về thế nào là di cư an toàn; tình hình mua bán trẻ em; không hiểu về các quyền lợi các em có thể được hưởng nếu không may trở thành nạn nhân bị mua bán. Ngoài ra, yếu tố mất cân bằng giới tính, trọng nam khinh nữ cũng dẫn đến hệ lụy mua bán trẻ sơ sinh nam.

Hầu hết trẻ em trai bị mua bán phục vụ mục đích bóc lột lao động và tình dục bị dụ dỗ bằng việc hứa hẹn sẽ có công việc tốt, lương cao thông qua mối quan hệ gia đình hoặc cộng đồng (không chính thức). Với các bé trai bị bóc lột sức lao động phải làm 6-7 ngày/tuần và trên 8 tiếng/ngày; thậm chí 12-16 tiếng/ngày trong điều kiện ăn uống, sinh hoạt hết sức khắc nghiệt.

Với nhóm trẻ em trai bị mua bán vì mục đích bóc lột tình dục, các em sẽ bị đưa đến những thành phố lớn mà chưa xác định sẽ làm việc gì. Các em bị lừa gạt, ép buộc tham gia các vào các hoạt động mại dâm; sau đó bị đưa đến và bán cho các nhà chứa.

Các em trai hành nghề mại dâm phải làm việc 7 ngày/tuần; trung bình mỗi ngày phục vụ 2-4 khách hoặc hơn; có trường hợp phục vụ khách trong 24 giờ. Các hình thức bạo lực như: Bạo lực thể chất, lạm dụng, hạn chế tự do đi lại, lao động gán nợ, không trả lương, điều kiện sống và làm việc có tính chất bóc lột làm tăng nguy cơ mắc bệnh và đẩy các em vào tình trạng bị mua bán. Phần lớn trẻ em trai bị mua bán được các cơ quan chính quyền (các cơ quan làm việc ở lĩnh vực phòng chống mua bán trẻ em) hoặc các dự án phòng chống lao động trẻ em phát hiện, giải cứu.

Sau khi được giải cứu, tất cả các nạn nhân đều được hỗ trợ tiền trở về nhà (đi lại, ăn ở). Các trường hợp mua bán trong nước cho mục đích bóc lột lao động được chuyển đến Trung tâm bảo trợ xã hội;Trung dâm dạy nghề cho thanh niên hoặc Trung tâm tiếp nhận, đánh giá nạn nhân. Ở những trung tâm này, nạn nhân được bố trí chỗ ở an toàn, khám sức khỏe, ăn uống và tư vấn.

Để đảm bảo khung pháp lý, chính sách, thể chế; hạn chế được tình trạng mua bán phụ nữ trẻ em nói chung và mua bán trẻ em trai nói riêng, nhóm nghiên cứu chỉ ra một số giải pháp như: Tăng cường chương trình truyền thông, giáo dục để phòng chống mua bán người và tăng cường về di cư an toàn; giáo dục, đẩy mạnh việc thực hiện Luật mới về Phòng, chống mua bán người; tăng cường hệ thống bảo vệ trẻ em tại điểm đến; xây dựng chương trình hồi hương và tái hòa nhập cùng các dịch vụ để giải quyết các nhu cầu với nạn nhân là trẻ em trai; xây dựng chương trình phòng chống HIV và bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, lạm dụng, nghiện ma túy trong nhóm mại dâm nam…

Nam Du

Thế Thành

Cùng chuyên mục

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

“Bài thuốc” thần kì sinh được con trai!!

Theo báo cáo Tổng quan về bình đẳng giới năm 2021, tỉ số giới tính khi sinh ở mức khá cao, cứ tính 111,5 trẻ năm...

Hạnh phúc của những gia đình “toàn con gái”

Gạt bỏ quan niệm phải sinh con trai để “nối dõi tông đường”, hiện nay, nhiều gia đình sinh con một bề là gái...

Tình trạng dư thừa đàn ông tại Trung Quốc và những hệ lụy

Hệ lụy của thực trạng này đã khiến Trung Quốc mất cân bằng giới tính nghiêm trọng, sự mất cân bằng này...