Tình trạng tắc tia sữa áp xe và những điều mẹ bầu cần biết

Thứ Ba, 18/04/2023 09:49 AM (GMT+7)

Hiện nay, vẫn có rất nhiều mẹ bỉm quan niệm rằng hiện tượng tắc tia sữa và áp xe vú tương đồng với nhau. Tuy nhiên, thực tế tắc tia sữa gây áp xe lại là một trong số những nguyên nhân dẫn đến áp xe vú ở phụ nữ sau sinh. Đây cũng là vấn đề khiến mẹ cảm thấy băn khoăn, lo lắng.

Mẹ cần hiểu gì về tắc tia sữa?

Thông thường, các nang sữa ở bầu ngực sẽ tạo ra sữa rồi đưa sữa theo các ống dẫn về xoang chứa sữa phía sau quầng vú. Khi bé mút hoặc có tác động giống như lực mút của trẻ thì sữa sẽ chảy ra ngoài. Nhưng có thể do sự chèn ép từ bên ngoài hay một lý do nào đó khiến ống dẫn sữa bị tắc bên trong, làm cho sữa không thoát ra ngoài được, hoặc thoát ra với lượng rất nhỏ. Đây được gọi là hiện tượng tắc tia sữa.

co-thai-khi-cho-bu-4

Tắc tia sữa áp xe – vấn đề thường gặp ở phụ nữ sau sinh

Khi vú bị tổn thương dẫn đến viêm, sưng và có hình thành mủ, áp xe vú cũng xảy ra. Đây là bệnh lý có thể gặp ở bất cứ đối tượng nào. Tuy nhiên, do nhiều yếu tố, áp xe vú thường gặp nhất ở phụ nữ sau sinh:

- Phụ nữ sau sinh cơ thể còn yếu, miễn dịch kém, dễ bị viêm và tổn thương thể trạng nặng nề.

- Phụ nữ sau sinh, tuyến vú, bầu vú cần hoạt động thường xuyên để tiết sữa, nuôi con nhỏ, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển ổ áp xe nếu bị viêm.

- Phụ nữ sau sinh, nội tiết tố chưa ổn định, vì vậy có thể ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tiết sữa, làm tắc tia sữa, gây viêm và dẫn tới áp xe.

Dấu hiệu giúp mẹ nhận biết khi bị tắc tia sữa áp xe

Tình trạng áp xe vú có rất nhiều triệu chứng, dấu hiệu để nhận biết. Thông thường, chị em phụ nữ có thể nhận biết tình trạng này qua các dấu hiệu ở từng giai đoạn cụ thể như:

- Giai đoạn hình thành viêm, mủ: Tình trạng viêm diễn ra khi các tế bào tại mô tuyến vú, mô dưới da, mô liên kết bị tổn thương, nhiễm trùng và có mủ xuất hiện. Lúc này, người bệnh có thể cảm nhận rõ sự đau nhức. Cơn đau đi kèm với trạng thái sốt, sốt cao do hệ miễn dịch bắt đầu phản ứng lại. Bầu ngực sưng to, đau, có kèm theo cảm giác nóng rát. Thậm chí, nhiều trường hợp ổ viêm ngay dưới da hoặc nằm ở bề mặt tuyến, triệu chứng phù nề là khó tránh khỏi.

- Giai đoạn hình thành ổ áp xe: Khi mật độ viêm tăng lên, vùng tổn thương do mủ đã ăn sâu, ổ áp xe vú cũng được hình thành. Đi kèm với sự hình thành của ổ áp xe là các triệu chứng như bầu ngực sưng to, da căng, cảm giác nóng rát, đau dữ dội hơn, nghiêm trọng hơn. Sữa mẹ sẽ tiết ra cùng với mủ nếu áp xe nằm gần ống dẫn sữa. Kèm theo đó, người phụ nữ có thể bị ảnh hưởng và xuất hiện những triệu chứng như sốt cao, da xanh tái, mệt mỏi,…

Một vài triệu chứng khác có thể cho thấy ổ áp xe đang diễn biến xấu hơn: Sờ, cảm nhận rõ những cục u cứng trong bầu ngực, vùng da trên ổ áp xe có màu vàng nhạt, hạch bạch huyết bắt đầu sưng, tụt huyết áp, thậm chí là vỡ ổ áp xe, khiến mủ tràn ra, nhiễm trùng tuyến vú.

Tắc tia sữa dẫn đến áp xe có nguy hiểm không?

Hiện tượng này thực tế rất nguy hiểm vì sau một thời gian tia sữa bị tắc, các ổ viêm hình thành rồi mới xuất hiện các ổ áp xe.

Trong khoảng 1 tuần, tình trạng tắc tia sữa chưa trở thành viêm. Từ 2 đến 4 ngày đầu, các triệu chứng mà mẹ bỉm nhận thấy rõ nhất là cảm giác căng, đau và nóng tại bầu ngực do tia sữa bị tắc. Từ ngày thứ 5, thứ 6, tình trạng tắc tia sữa nghiêm trọng hơn và dần gây tổn thương ống dẫn sữa, tuyến vú, viêm tắc tia sữa dần hình thành, chị em bắt đầu bị sốt cao, bầu ngực sưng to, đau đớn, căng nóng và có thể xuất hiện phù nề, nổi hạch.

Sau 1 tuần, nếu tình trạng tắc tia sữa vẫn tiếp diễn và không được khắc phục, viêm hóa mủ, gây ra tình trạng áp xe vú.

Bởi vậy, tình trạng tắc tia sữa không thể xem thường và cần được xử lý sớm. Tắc tia sữa gây áp xe có thể làm ảnh hưởng, ức chế khả năng tiết sữa tự nhiên. Thời gian tiếp theo, ổ áp xe ăn sâu hơn, hệ miễn dịch tự nhiên không thể kiểm soát, dẫn đến nhiễm trùng diện rộng, làm ảnh hưởng đến máu huyết, các cơ quan khác trong cơ thể. Nguy hiểm hơn, áp xe do tắc tia sữa lâu ngày còn dẫn đến hoại tử vú do nhiễm trùng nặng. Vú dần chuyển sang màu vàng, sau đó bầm tím và sậm màu hẳn. Ngoài ra, áp xe vú còn có thể là tiền đề cho bệnh viêm xơ tuyến vú mạn tính, nguy cơ tiến triển thành ung thư vú cao.

Khi bị áp xe tuyến vú, sản phụ sau sinh cần nhớ tuyệt đối không cho con bú. Thứ nhất là bởi khi cho bé bú, đầu vú có thể bị tổn thương, làm cho ổ áp xe diễn biến nghiêm trọng hơn. Thứ hai, khi bé bú mẹ, lực tác động có thể khiến ổ áp xe bị vỡ, mủ tràn ra và lẫn vào dòng sữa, bé bú phải sữa mẹ có lần mủ sẽ dễ bị rối loạn tiêu hóa.

Sau đó, các mẹ cần nhanh chóng đi khám và thực hiện điều trị tắc tia sữa, áp xe vú theo đúng chỉ định của bác sĩ.

Vũ Phương Bảo Khanh

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....