Trẻ ngủ bao lâu một ngày là đủ?

Thứ Sáu, 30/08/2019 12:00 PM (GMT+7)

Giấc ngủ là điều vô cùng cần thiết đối với sự phát triển của trẻ nhỏ, vậy trẻ cần đi ngủ bao lâu một ngày là đủ?

Thời gian trẻ cần ngủ mỗi ngày

Từ 3 tuổi trở đi, phần lớn trẻ đã hình thành được thói quen ngủ của mình.

- Trẻ từ 3 - 6 tuổi: cần ngủ 10 - 12 tiếng mỗi ngày. Ở giai đoạn này, buổi tối trẻ thường bắt đầu ngủ từ khoảng 7 - 9 giờ tối và dậy khoảng từ 6 - 8 giờ sáng. Từ 3 tuổi trở đi, hầu hết trẻ vẫn còn ngủ trưa, tuy nhiên khi được 5 tuổi thì hầu như không còn ngủ trưa nữa. Thời gian ngủ trưa càng ngắn thì sẽ tốt cho trẻ.

- Trẻ từ 6 - 12 tuổi: Cần ngủ 10 - 11 tiếng mỗi ngày. Ở giai đoạn này, trẻ đã có những hoạt động ở trường, xã hội và gia đình, nên buổi tối trẻ thường bắt đầu ngủ trẻ hơn. Buổi tối, chúng thường ngủ bắt đầu ngủ lúc 9 giờ tối và thức dậy từ khoảng 7 - 10 giờ sáng. Giai đoạn này, trẻ cần được ngủ đủ từ 9 - 12 tiếng mỗi ngày. Tuy nhiên, nếu mỗi ngày trẻ ngủ được trung bình khoảng 9 tiếng thì cũng vừa đủ.

giac-ngu-cua-tre

Từ 3 tuổi trở đi, phần lớn trẻ đã hình thành thói quen ngủ của mình 

- Trẻ từ 12 tuổi trở lên: Cần ngủ 8 - 9 tiếng mỗi ngày. Ở giai đoạn này, các em có nhiều hoạt động hơn nên giấc ngủ rất quan trọng để lấy lại sức khỏe. Tuy nhiên, với áp lực học hành, nhiều em đã không ngủ đủ giấc mỗi ngày. Do đó, phụ huynh cần để ý nhiều hơn tới giấc ngủ của các em.    

Trẻ càng nhỏ, càng cần đi ngủ sớm

tre-ngu-muon-1

Khoa học đã chứng minh rằng thời gian ngủ đêm vô cùng quan trọng, không kém gì ăn uống đủ chất và hoạt động thể lực để duy trì sức khỏe phát triển trẻ em. Việc ngủ đủ giúp trẻ tỉnh táo, minh mẫn, không phụ thuộc vào đường và các chất kích thích để tạo sự hưng phấn đưa mình qua cơn buồn ngủ và mệt mỏi. Ngủ rất quan trọng. Ngủ đủ là tiền đề cho sự bình tĩnh, khả năng xử lý kỹ năng vật lý và kỹ năng cảm xúc của con người, đặc biệt là ở trẻ em bởi hệ thần kinh đang phát triển và ít khả năng chịu đựng sức ép tâm lý hơn.

Trong khi ở các nước phương Tây, trẻ em thường đi ngủ sớm và đúng giờ theo sự quản lý của cha mẹ thì ở Việt Nam, phần lớn trẻ em ở hiện nay đều đang đi ngủ muộn hơn khá nhiều so với thời gian tiêu chuẩn. Nhiều gia đình cho trẻ đi ngủ muộn mà không lưu tâm tới hệ lụy về sức khỏe, tâm lý dẫn đến cho các con.

tre-em-ngu-2-phunutoday

Không cho trẻ dùng các thiết bị điện tử trước khi đi ngủ ít nhất 30 phút

Trẻ càng nhỏ càng cần đi ngủ sớm. Thời gian đi ngủ muộn nhất của trẻ 5 tuổi là 8h15 tối và tăng dần mỗi 15 phút khi trẻ được 6, 7, 8, 9,10 tuổi. Trẻ 11 - 12 tuổi, thời gian đi ngủ muộn nhất là 9h45 tối.

Các nhà khoa học khuyến cáo không dùng thiết bị điện tử trước khi ngủ ít nhất 30 phút và cha mẹ nên bỏ hết tivi, máy tính, điện thoại di động ra khỏi phòng ngủ của trẻ bởi ánh sáng từ màn hình kích thích sự tỉnh táo. 

Làm thế nào để trẻ có giấc ngủ tốt?

- Nên tập cho trẻ có thói quen ngủ sớm và đúng vào một giờ đã định, nhằm tạo cho trẻ có một phản xạ nghỉ ngơi, giúp trẻ ngủ dễ dàng trong bất kỳ điều kiện nào.

- Giảm đến mức tối thiểu các kích thích của ngoại cảnh cũng như nội tại lên hệ thần kinh trẻ trong lúc ngủ. Điều quan trọng nhất là phải tránh tiếng ồn và ánh sáng vì chúng làm giấc ngủ trẻ không sâu và dễ thức giấc. Ngoài ra, các yếu tố khác như để trẻ đói hoặc ăn quá no, không vệ sinh thân thể, quần áo quá chật, nằm sai tư thế, nơi ngủ bẩn chật và không thông thoáng đều gây tác hại xấu đến giấc ngủ.

Cho trẻ vui chơi, vận động cơ thể đầy đủ giúp trẻ ngủ sâu hơn (Ảnh minh họa - Nguồn: Internet)

- Cần hết sức tránh các chấn thương về tâm lý như làm cho trẻ bị ức chế trước khi ngủ (như dọa nạt, quát mắng, kể những chuyện gây sợ hãi, cho xem phim ảnh kinh dị...). Trường hợp trẻ có tiêu tiểu trong khi ngủ, nên nhẹ nhàng làm vệ sinh và cho trẻ ngủ lại, không la mắng.

- Cho trẻ vui chơi, vận động cơ thể đầy đủ cũng góp phần giúp ngủ sâu hơn. Khi trẻ khó ngủ, có thể dùng lời nói êm dịu để gây ám thị như “con nhắm mắt lại ngủ ngoan đi, mẹ thương” hoặc: “nhắm mắt lại ngủ giỏi đi con”... để giúp trẻ dễ đi vào giấc ngủ.

- Mỗi trẻ có một nhu cầu về thời gian ngủ, độ dài và độ sâu khác nhau. Cha mẹ cần tạo mọi điều kiện cho trẻ ngủ đầy đủ, không nên đánh thức sớm. Thông thường, khi ngủ đủ giấc, trẻ sẽ tự động thức dậy, không cần phải gọi.

- Trong trường hợp trẻ có rối loạn giấc ngủ (như mất ngủ liên tiếp vài đêm, mộng du), cần đưa đi khám bệnh, không nên dùng thuốc ngủ khi chưa có ý kiến bác sĩ. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra rối loạn giấc ngủ.

Hãy tạo dựng thói quen ngủ lành mạnh cho con bạn ngay từ khi còn nhỏ bằng cách đánh răng, đọc sách cùng trẻ và đi ngủ vào một giờ cố định. Hãy nhớ rằng chỉ khi ngủ, cơ thể cùng tâm trí mới thực hiện được một số chức năng rất quan trọng.

Nguồn: Phụ nữ Today

  

Nguyễn Diệu

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....