Vai trò của thời điểm lần đầu tiên siêu âm tim thai

Thứ Bảy, 13/06/2020 09:58 AM (GMT+7)

Thông thường tim thai sẽ xuất hiện rất sớm. Thậm chí khi mẹ chưa hề phát hiện được sự có mặt của con thì tim thai đã bắt đầu hình thành.

soei-am-tim-thai

Thai nhi sau mấy tuần có tim thai?

Mang thai vẫn luôn là một quá trình đầy thiêng liêng và cao cả của tất cả phụ nữ trên thế giới. Từ khi chỉ là một thai nhi nhỏ bé nằm trong bụng mẹ, các bé đã mang đến cho mẹ cũng như những người xung quanh rất nhiều niềm bất ngờ và hạnh phúc.

Đầu tiên chính là những nhịp đập nhẹ nhàng của tim thai. Tiếp đến là những lần quẫy đạp,... Tất cả đều là sợi dây gắn kết thiêng liêng giữa con và mẹ cũng như những dấu hiệu cho thấy sự lớn dần của con qua từng giai đoạn của thai kỳ.

Vậy mấy tuần có tim thai?

Thông thường tim thai sẽ xuất hiện rất sớm. Thậm chí khi mẹ chưa hề phát hiện được sự có mặt của con thì tim thai đã bắt đầu hình thành. Vào tuần thứ 6 đến thứ 7 của thai kỳ, mọi người đã có thể quan sát thấy hình ảnh tim thai thông qua phương pháp siêu âm. Tuy nhiên, trong một số trường hợp tim thai có thể sẽ xuất hiện muộn hơn. Lúc này vào tuần thứ 8 đến tuần thứ 10, mọi người mới có thể thấy được tim thai.

Tim thai bắt đầu đập mạnh mẽ và rõ ràng hơn vào tuần thứ 20. Nhịp đập của tim thai càng lớn, càng dứt khoát và mạnh mẽ chứng tỏ rằng thai nhi phát triển bình thường và rất khỏe mạnh.

Quá trình hình thành của tim thai

Mấy tuần có tim thai là câu hỏi được rất nhiều người thắc mắc. Đặc biệt là đối với những bậc phụ huynh lần đầu được làm bố, làm mẹ. Quá trình hình thành của tim thai bắt đầu vào khoảng ngày thứ 22 sau khi thụ thai. Tim thai được hình thành trong tấm tim bắt nguồn từ trung mô mạc. Những nhịp đập đầu tiên của tim thai xuất hiện từ ống tim.

Trong quá trình phát triển, ống tim sẽ được uốn cong đi cùng với đó là sự hình thành của các vách ngăn. Dần dần là sự hình thành của 4 ngăn tim và hai đường thoát ra tách biệt với nhau. Sau khoảng 8 tuần tính từ thời điểm thụ thai, trái tim của thai nhi đã phát triển hoàn thiện.

Những thai phụ nào nên thực hiện siêu âm tim thai?

Hầu như những trường hợp trẻ sinh ra bị mắc các bệnh tim bẩm sinh đều không có dấu hiệu nguy cơ trước đó. Vì vậy, các bác sĩ sản khoa đều khuyến cáo cho tất cả các sản phụ nên thực hiện siêu âm tim thai trong thai kỳ. Đặc biệt lưu ý đối với những thai phụ nằm trong nhóm nguy cơ cao như:

Đã phát hiện sự bất thường trong siêu âm thai định kỳ.Sử dụng những thuốc có ảnh hưởng đến thai nhi như: thuốc chống co giật, thuốc chống trầm cảm, thuốc ức chế tổng hợp prostaglandin (salicylic acid, ibuprofen, indomethacin...)...Thai nhi được thụ tinh nhân tạo.Gia đình có tiền sử mắc bệnh tim bẩm sinh. Người mẹ từng có một con bị tim bẩm sinh, thai có nguy cơ mắc bệnh 1/20 - 1/100. Nếu có hai con trước bị tim bẩm sinh, thai có nguy cơ 1/10 - 1/20. Trong trường hợp mẹ mắc tim bẩm sinh, thai nguy cơ mắc 1/5 - 1/20. Nếu cha mắc bệnh thì thai nguy cơ mắc bệnh là 1/30, tức con có khả năng bị bệnh khoảng 3%.Thai phụ mắc bệnh tiểu đường, Phenyl ketones niệu hoặc mắc phải một số bệnh di truyền khác như: Ellis Van Creveld, Marfan, Noonan...Sản phụ bị nhiễm Rubella, bệnh tự miễn (lupus đỏ, HC Sjogren...) trong thời gian thai kỳ.

Vai trò của thời điểm lần đầu tiên siêu âm tim thai

Lần đầu tiên siêu âm tim thai đóng vai trò vô cùng quan trọng. Đây không chỉ là cột mốc đánh dấu lần đầu tiên mẹ được nghe thấy tiếng tim đập của con mà còn là thời điểm kiểm tra những vấn đề liên quan đến thai nhi. Qua đó có thể sớm phát hiện ra những vấn đề bất thường và có được phương hướng giải quyết kịp thời, đảm bảo an toàn cho cả mẹ và thai nhi.

Trong đó, khi lần đầu siêu âm, các bác sĩ sẽ bắt đầu kiểm tra một số thông tin cần thiết như: xác định việc thụ thai có tính khả thi, thai làm ổ bên trong hay ngoài tử cung. Tiếp đó bác sĩ sẽ tiến hành đo nhịp tim của thai kỳ để nhận biết tình trạng sức khỏe của thai. Đo chiều dài của thai để xác định chính xác tuổi thai. Tất cả những vấn đề này đều giúp khẳng định lại mức độ an toàn cũng như quá trình phát triển bình thường của thai nhi trong bụng mẹ.

Nhịp tim thai bất thường phản ánh điều gì?

Sau lần siêu âm đầu tiên, các mẹ bầu cần thực hiện việc khám thai theo đúng lịch hẹn của các bác sĩ. Bởi không phải lúc nào nhịp tim của thai nhi cũng trong trạng thái bình thường. Khi cảm thấy có dấu hiệu bất thường, mẹ bầu cũng cần nhanh chóng tới gặp bác sĩ để được kiểm tra nhanh nhất. Những điều này giúp đảm bảo an toàn tốt nhất cho mẹ và bé trong suốt giai đoạn thai kỳ.

Nhịp tim bình thường của thai nhi được xác định trong khoảng từ 120 đến 160 nhịp/phút. Nhịp tim của thai được xem là đập nhanh khi đạt mức 180 nhịp/phút và đập chậm khi giảm xuống còn 110 nhịp/phút. Sự thay đổi bất thường của nhịp tim có thể là dấu hiệu đáng báo động đối với sức khỏe của thai nhi trong các giai đoạn của thai kỳ.

Việc nhịp tim thay đổi có thể bắt nguồn từ một số nguyên nhân như: nhau thai gặp vấn đề bất thường, thai nhi có thể xuất hiện một số dị tật bẩm sinh, máu lưu thông từ mẹ tới tử cung không ổn định. Nghiêm trọng hơn nhịp tim bất thường có thể dẫn tới việc sảy thai, thai chết lưu trong bụng mẹ,... Vậy nên chỉ cần thai nhi có dấu hiệu bất thường cho dù là nhỏ nhất, mẹ bầu cũng cần phải hết sức chú ý. Đi cùng với đó là tới gặp bác sĩ để được kiểm tra chính xác.

Nên thực hiện siêu âm tim thai ở đâu an toàn trong suốt thai kỳ

Việc kiểm tra tình hình phát triển của thai nhi qua từng thời kỳ đóng vai trò vô cùng quan trọng và cần thiết. Bên cạnh đó, bạn cũng nên lựa chọn cho mình địa chỉ siêu âm và kiểm tra thai kỳ uy tín chất lượng. Điều này giúp đảm bảo an toàn nhất cho cả mẹ và thai nhi.

Vũ Ngọc Chương

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....