Chế độ ăn tốt nhất cho trẻ bị còi xương

Chủ Nhật, 08/09/2019 02:47 PM (GMT+7)

Trẻ mắc bệnh còi xương do thiếu hụt ít nhất một trong 3 chất dinh dưỡng cần thiết: Vitamin D, Canxi, hoặc phot pho. Tuy nhiên, một chế độ ăn uống hợp lý có thể cải thiện được tình trạng này. Vậy trẻ bị còi xương nên ăn gì?

tre-bi-coi-xuong-0

Theo các nghiên cứu cho thấy, ở nước ta hiện nay có khoảng hơn 2 triệu trẻ em dưới 5 tuổi  (trong tổng số hơn 7 triệu trẻ em) bị suy dinh dưỡng, trẻ em bị còi xương. Như vậy trung bình cứ 4 em sẽ có 1 em bị suy dinh dưỡng.

Không chỉ đối với các khu vực đông dân, nghèo đói mà ngay cả những nơi có điều kiện sống tốt, trẻ em vẫn rơi vào tình trạng suy dinh dưỡng. Việc mẹ cho bé ăn dặm không đúng cách, sai lầm trong chế biến món ăn khiến các chất dinh dưỡng bị hao hụt, cho trẻ kiêng kem quá mức hay mẹ không cho bé bú sữa,... cũng khiến trẻ em bị còi xương.

Bệnh còi xương ở trẻ là gì? 

Còi xương là bệnh loạn dưỡng xương do thiếu vitamin D hoặc rối loạn chuyển hóa vitamin D trong cơ thể. Căn bệnh này hay gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 3 tuổi.

Vitamin D là loại vitamin tan trong chất béo, có trong thức ăn từ động vật như cá, gan, trứng, sữa,... Vitamin D là một nhóm gồm từ D2 – D7, trong đó 2 chất có hoạt tính mạnh nhất là D2 và D3. Vitamin D có vai trò rất quan trọng trong quá trình tạo xương nhờ tác dụng tăng hấp thu canxi và photpho ở ruột, tăng tái hấp thu canxi ở thận, tham gia vào quá trình canxi hóa sụn tăng trưởng nên nó rất quan trọng trong sự phát triển hệ xương của trẻ em. Khi thiếu vitamin D, ruột không hấp thu đủ canxi và photpho, làm canxi máu giảm và canxi trong xương bị huy động để ổn định nồng độ canxi máu, dẫn tới bệnh còi xương ở trẻ em, làm trẻ chậm lớn, chậm biết đi, chân vòng kiềng,...

Dấu hiệu của bệnh còi xương ở trẻ em 

Dấu hiệu còi xương sớm ở trẻ là trẻ hay quấy khóc, nôn trớ, ra mồ hôi trộm, ngủ không yên giấc, rụng tóc phía sau đầu (vành khăn). Trẻ bị còi xương cấp có biểu hiện tiếng thở rít thanh quản, hay nôn, nấc khi ăn, cơn khóc lặng, có thể bị co giật do hạ calci máu. Dấu hiệu còi xương thể bụ bẫm tương tự với còi xương thông thường. (Bệnh còi xương thể bụ xảy ra ở những trẻ có cân nặng tốt, thậm chí là thừa cân béo phì nhưng vẫn bị còi xương do thiếu vitamin D). Nếu không kịp thời điều trị, sau khoảng vài tuần, trẻ sẽ xuất hiện các triệu chứng ở xương. Tùy từng lứa tuổi mà các biểu hiện ở xương trẻ sẽ khác nhau. Cụ thể là: Trẻ bị còi xương thường hay quấy khóc, ngủ không sâu giấc 

Ở trẻ nhỏ: sờ thấy xương sọ mềm, đầu dễ bị méo mó do tư thế nằm, đầu bẹt về phía sau hoặc một bên. Thóp rộng của trẻ chậm liền, bờ thóp mềm, đầu to có bướu, răng trẻ mọc chậm, răng mọc lộn xộn và men răng xấu.

Ở trẻ lớn hơn: có biến đổi xương lồng ngực, có chuỗi hạt sườn. Các xương chi xuất hiện vòng cổ tay và cổ chân. Các cơ nhẽo nên trẻ chậm biết lẫy, bò, ngồi, đứng, đi,... Nếu không kịp thời điều trị có thể để lại nhiều di chứng cho trẻ như: lồng ngực biến dạng, ngực dô ra phía trước như ngực gà, gù, chân tay cong, chân vòng kiềng, chân chữ bát, vẹo cột sống, khung chậu hẹp (ảnh hưởng tới chức năng sinh sản của bé gái),... Ngoài ra, trẻ bị còi xương còn bị xanh xao, thiếu máu và hay bị viêm phổi tái phát nhiều lần.

Do đó, chế độ chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ em bị còi xương đòi hỏi cha mẹ có kiến thức chính xác và biết cách chăm sóc trẻ em thật khoa học.

1. Cân đối các thành phần dinh dưỡng

Trong chế độ chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ em bị còi xương phải đảm bảo đầy đủ các chất dinh dưỡng: tinh bột, chất đạm, chất béo, chất xơ, nhưng phải cân đối và tránh thiên về chất đạm. Mẹ cũng không nên nhồi nhét hay ép trẻ ăn quá nhiều, tránh phạm sai lầm trong những điều cần biết khi nuôi con nhỏ.

2. Bổ sung các loại thực phẩm giàu canxi cho trẻ

- Cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và tiếp tục bú đến 2 tuổi, nếu mẹ thiếu hoặc mất sữa thì phải được bổ sung sữa bột công thức theo tháng tuổi. Canxi trong sữa dễ hấp thu hơn trong các loại thực phẩm khác. Các nghiên cứu đã chỉ ra chỉ có sữa mẹ là cung cấp đầy đủ các chất và kháng thể, hệ miễn dịch cho trẻ. Đối với trẻ lớn nên chọn các loại sữa ngoài đảm bảo tiêu chuẩn và cung cấp nhiều canxi cho trẻ.

 - Cho trẻ ăn bổ sung các loại thực phẩm có chứa nhiều canxi, sắt, kẽm: cũng chính là các thức ăn có nguồn gốc động vật, giàu chất đạm: trứng, sữa, thủy sản, thịt… đặc biệt các loại thức ăn có chứa nhiều kẽm như: thịt gà, thịt cóc, con hàu… vì thiếu kẽm là một trong những nguyên nhân gây còi xương và chậm phát triển chiều cao ở trẻ em. Ưu tiên các thức ăn chứa nhiều chất đạm: thịt, cá, tôm, cua, trứng, sữa. 

 - Bổ sung vitamin D từ dầu mỡ: Chế độ ăn của trẻ cần có lượng dầu mỡ nhất định, nhưng cũng không nên quá nhiều vì nó dễ gây các bệnh khác, nên chọn các loại dầu mỡ làm từ thực vật. 

- Chế độ ăn phải phù hợp với lứa tuổi của trẻ, cung cấp đầy đủ năng lượng và dưỡng chất cho trẻ, không được để trẻ đói, trẻ bỏ bữa.

 - Rau xanh và hoa quả là thực phẩm không thể thiếu trong mỗi bữa ăn của trẻ. Ăn nhiều rau xanh quả chín, cũng giúp trẻ phát triển chiều cao vì rau quả cung cấp nhiều vi chất dinh dưỡng, hơn nữa lại phòng ngừa táo bón giúp trẻ hấp thu tốt các vi chất như: canxi, sắt, kẽm…

3. Tăng cường vi chất dinh dưỡng

Vi chất dinh dưỡng bao gồm: Các vitamin tan trong nước như vitamin nhóm B, C; Các vitamin tan trong chất béo là vitamin A, D, E, K; Các chất khoáng như kẽm, sắt, iốt, đồng, mangan, magiê. Tuy các vi chất này không cung cấp năng lượng nhưng lại không thể thiếu đối với sự phát triển bình thường của cơ thể. Trong đó, vitamin A, kẽm, canxi, sắt, i-ốt là những vitamin và khoáng chất mà trẻ rất dễ bị thiếu.

Hầu hết các vi chất này cơ thể không tự tổng hợp được, vì vậy mà mẹ phải bổ sung cho bé từ nguồn bên ngoài, từ thức ăn hay các loại thực phẩm chứ năng, thuốc khác.

4. Một số loại thực phẩm nên hạn chế cho trẻ ăn

Một số loại thực phẩm nên hạn chế cho trẻ ăn như: các đồ chiên, rán nhiều dầu mỡ, các loại nước ngọt có ga hay các đồ ăn nhanh,…

Những loại thực phẩm cao năng lượng như mỡ, bơ, bánh kẹo, socola… chứa nhiều chất béo cũng là những thực phẩm mẹ nên tránh sử dụng cho bé.

Nếu có chế độ chăm sóc và dinh dưỡng phù hợp 70% trẻ còi xương sẽ khỏi hoàn toàn. Vì vậy các bậc phụ huynh hãy chọn lựa cho con những món ăn thích hợp không chỉ phòng ngừa và chữa bệnh còi xương cho trẻ.

Duyen

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....