Lợi ích của hành tây đối với sức khỏe bà bầu

Thứ Bảy, 18/01/2020 04:03 PM (GMT+7)

Hành tây là loại rau củ có chứa rất nhiều loại vitamin và khoáng chất có lợi cho cơ thể. Đối với bà bầu, hành tây cũng có nhiều tác dụng. 

Tăng cường hệ miễn dịch

Trong thời gian mang thai, cơ thể bạn cần bổ sung đầy đủ các loại vitamin và khoáng chất để thai nhi phát triển toàn diện. Hành tây là một nguồn cung cấp lượng vitamin C dồi dào. Dưỡng chất này là một chất chống oxy hóa mạnh mẽ, có thể ngăn ngừa sự tấn công của các loại vi khuẩn trong thời gian mang thai.

Giải độc cơ thể

Cơ thể mẹ bầu rất nhạy cảm. Mỗi ngày, ngoài việc nạp dinh dưỡng từ nhiều nguồn thực phẩm khác nhau thì cơ thể bạn cũng vô tình nạp vào lượng kim loại nặng có thể gây ảnh hưởng xấu cho cả cơ thể bạn và thai nhi. Tuy nhiên, bạn cũng đừng quá lo bởi hành tây có thể giúp bạn giải quyết triệt để điều đó. Trong hành tây có chứa hai loại axit amin là cysteine và methionine, có tác dụng loại bỏ những ảnh hưởng của các loại hóa chất độc gây hại.

Ngăn ngừa ung thư

hanhtay

Hành tây có chứa các hợp chất lưu huỳnh hữu cơ, có tác dụng chống lại các gốc tự do, “thủ phạm” chính gây ung thư. Do đó, mẹ bầu ăn hành tây có thể giúp ngăn ngừa một số loại ung thư thường gặp.

Bảo vệ sức khỏe tim mạch

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bà bầu ăn hành tây thường xuyên có thể giúp giảm bớt những tác hại do huyết áp cao gây ra. Nguyên nhân là do hành là một trong số rất ít thực phẩm có chứa chất prostaglandin A, một thành phần quan trọng giúp hạ huyết áp. Ngoài ra, chất flavonoid quercetin có trong hành tây cũng giúp cân bằng mức cholesterol, ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.

Tốt cho tóc và da

Hành tây rất giàu vitamin A, C và E, những dưỡng chất rất tốt cho tóc và da, đặc biệt còn có tác dụng có thể giúp ngăn ngừa lão hóa.

Cải thiện tiêu hóa

Mẹ bầu ăn hành tây sẽ bổ sung lượng chất xơ cần thiết cho cơ thể. Hơn nữa, hành tây cũng được đánh giá là thực phẩm chứa một lượng chất xơ dồi dào. Chất xơ đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện hệ tiêu hóa bà bầu, đồng thời dưỡng chất này cũng giúp ngăn ngừa tình trạng táo bón khó chịu khi mang thai.

Ngăn ngừa đái tháo đường thai kỳ

Các hợp chất lưu huỳnh và quercetin có trong hành tây có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu, từ đó ngăn ngừa bệnh đái tháo đường thai kỳ. Bên cạnh đó, hành tây còn giúp mẹ bầu chuyển hóa lượng đường trong máu tốt hơn, làm giảm thiểu tình trạng đường huyết lên quá cao.

Cải thiện giấc ngủ

Hành tây có chứa prebiotic, giúp giảm căng thẳng và cải thiện giấc ngủ. Ngoài ra, trong hành tây cũng có chứa axit folic, có thể giúp chống trầm cảm thai kỳ bằng cách ngăn chặn cơ thể sản xuất homocysteine trong cơ thể. Sự dư thừa của homocysteine có thể làm thay đổi nội tiết tố, dẫn đến tâm trạng thay đổi thất thường, căng thẳng và trầm cảm.

Kiểm soát cân nặng

Vấn đề cân nặng cũng là điều khiến nhiều mẹ bầu khá đau đầu. Để “quẳng” nỗi lo này, cách thông minh nhất là thêm hành tây vào các món salad hay bánh mì bởi hành tây chứa rất ít lượng chất béo và calo.

Bảo vệ nướu răng

Trong thời gian mang thai, sự thay đổi của hormone sẽ làm răng xuất hiện nhiều mảng bám. Hệ quả của điều này là mẹ sẽ dễ bị viêm nướu. Với khả năng kháng khuẩn cao, hành tây sẽ là một giải pháp an toàn giúp mẹ bầu hạn chế tình trạng viêm nướu răng.

Điều trị đau họng

Nếu bạn sợ việc sử dụng các loại thuốc có thể ảnh hưởng đến thai nhi thì hãy sử dụng các liệu pháp tự nhiên để điều trị đau họng. Một trong những phương thuốc tự nhiên chữa viêm họng rất tốt đó là hành tây. Tuy nhiên, hành tây có mùi hăng và hơi khó uống, nhưng với tính kháng khuẩn cao, nước ép hành tây sẽ nhanh chóng giúp mẹ bầu “đẩy lùi” sự tấn công của các loại vi khuẩn. Để dễ uống, bạn có thể thử thêm một chút mật ong nhé.

Tuy nhiên, hành tây cũng gây ra nhiều tác dụng phụ đối với bà bầu: 

- Tiêu chảy và ợ nóng: Ăn quá nhiều hành tây khi mang thai có thể dẫn đến chứng ợ nóng, đầy hơi hoặc thậm chí tiêu chảy.

- Dị ứng: Một số phụ nữ mang thai có thể xuất hiện các triệu chứng dị ứng khi ăn hành tây quá nhiều. Ngoài dị ứng, phụ nữ mang thai cũng có thể gặp phải các vấn đề về hô hấp.

Trần Thị Hải Yến

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....