Nếu thấy móng tay mình xuất hiện 5 dấu hiệu này hãy đi khám bác sĩ ngay

Thứ Sáu, 28/08/2020 08:47 AM (GMT+7)

Nếu thấy móng tay mình xuất hiện 5 dấu hiệu này hãy đi khám bác sĩ ngay vì rất có thể đó là dấu hiệu cảnh báo bạn đang gặp vấn đề về sức khỏe.

mong-tay

1. Móng tay mỏng, dễ gãy

Móng tay, móng chân dễ bị nứt nẻ, giòn, khô dễ gãy hơn bình thường là dấu hiệu cảnh báo cơ thể bạn đang bị thiếu chất Biotin. Chất này có tác dụng nuôi dưỡng cho móng tay, móng chân chắc khỏe, mái tóc luôn bóng khỏe và ít bị đứt gãy.

Vì vậy nếu thấy xuất hiện những dấu hiệu trên, bạn cần bổ sung thêm các thực phẩm như súp lơ, pho mai, trứng, hạnh nhân,…để bổ sung chất Biotin cho cơ thể.

2. Móng tay có nhiều sọc trắng

Dựa vào các dấu hiệu bất thường trên móng tay như các vết sọc màu trắng, chúng ta có thể biết được tình trạnh sức khỏe của mình. Móng tay xuất hiện những đường sọc ngang, cho thấy cơ thể bạn đang thiếu sắt hoặc Protein. Ngoài ra, những sọc này cũng báo hiệu thận và gan của bạn đang có vấn đề. Bạn cần đến gặp bác sĩ để thăm khám và điều trị kịp thời nếu có bệnh.

3. Móng tay có màu vàng

Thông thường, móng tay chúng ta thường có màu trắng. Nhưng nếu đột nhiên móng tay chuyển từ màu trắng chuyển sang màu vàng thì bạn nên đi khám bác sĩ ngay vì đây là dấu hiệu cảnh báo bạn đang bị mắc bệnh tiểu đường. Nguyên nhân là do, khi bạn bị tiểu đường, Glucose kết hợp với Protein Collagen có trong móng tay sẽ làm móng tay chuyển sang màu vàng.

Ngoài ra, móng tay có màu vàng là dấu hiệu của một số bệnh lý tuyến giáp, nấm móng hay vảy nến bạn. Vậy nên, bạn chớ chủ quan nếu móng tay có dấu hiệu này.

4. Móng hình dùi trống

Tình trạng này còn được gọi là Clubbing (móng hình chùy). Dấu hiệu nhận biết là các ngón tay lồi ra giống như dùi trống, móng tay lồi lên và nở to ra.

Dấu dấu hiệu trên cảnh báo có thể bạn đang mắc một số bệnh. Ví dụ như các bệnh về phổi (khí phế thũng, như bệnh lao, viêm phế quản co thắt), các bệnh về tim (như viêm nội tâm mạc bán cấp, bệnh tim bẩm sinh).

5. Móng tay bị lõm

Nếu thấy móng tay bị lõm xuống so với bề mặt thì bạn nên hãy chú ý vì dấu hiệu này cảnh báo có thể cơ thể bạn đang bị thiếu sắt trầm trọng.

Cách khắc phục là bạn cần bổ sung thêm nhiều thực phẩm chứa sắt như các loại thịt đỏ, trắng, gan động vật,... Ngoài ra, bạn cũng cần dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi nhiều hơn, tránh thức khuya, làm việc căng thằng và giữ cho tâm trạng luôn thoải mái.

Trần Thanh Tùng

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....