Những thay đổi tâm lý tuổi dậy thì của con trẻ mà cha mẹ cần phải biết

Thứ Sáu, 28/10/2022 09:57 AM (GMT+7)

Đến tuổi dậy thì, tâm lý của các bé trai và bé gái có sự thay đổi rõ rệt so với trước đó. Đây là giai đoạn mà trẻ rất nhạy cảm và cần được thấu hiểu vì vậy bố mẹ cần nắm rõ những thay đổi này để giáo dục con được tốt hơn.

Những thay đổi về tâm lý tuổi dậy thì

- Quan tâm đến hình ảnh cơ thể: Đây là thay đổi rất căn bản, vì ở tuổi dậy thì trẻ tò mò với những thay đổi trên cơ thể mình, muốn tìm hiểu cấu tạo cơ thể, sự khác biệt giới tính và bắt đầu có nhu cầu làm đẹp theo từng giai đoạn tuổi khác nhau. Từ 10 đến 13 tuổi trẻ bắt đầu quan tâm đến bản thân và những thay đổi trong quá trình dậy thì. Dễ lo lắng, buồn rầu về những nhược điểm của cơ thể hoặc hay so sánh mình với những bạn cùng trang lứa.

- Trở nên độc lập hơn: Dậy thì còn là lúc trẻ trở nên độc lập hơn khỏi gia đình. Sự độc lập này biểu hiện từ việc trẻ có thể tự đi đến trường cho đến việc chúng khát khao nhận thêm nhiều trách nhiệm. Thực tế, chúng ta cũng thường thấy tâm lý tuổi dậy thì của bé trai và bé gái là thích đưa ra ý kiến cá nhân, thậm chí đấu tranh dữ dội để bảo vệ ý kiến của mình và không chịu nghe lời người khác. Sự riêng tư và không gian cá nhân cũng trở nên cực kỳ quan trọng đối với trẻ ở giai đoạn này.

giao-duc-tre-vi-thanh-nien-va-cac-anh-huong-cac-van-de-ve-gioi-tinh-yeu-to

- Trẻ bắt đầu khám phá bản thân: Trẻ trong độ tuổi dậy thì thường cảm thấy khao khát tìm ra được bản sắc cá nhân, do đó trẻ sẽ thường có xu hướng làm quen thêm nhiều bạn mới cũng như muốn có thật nhiều trải nghiệm về các mối quan hệ khác nhau. Nhiều bạn có thể thay đổi từ tính cách rụt rè sang tò mò, hoạt bát và muốn làm quen thêm nhiều bạn mới.

Những rối loạn tâm lý tuổi dậy thì

- Căng thẳng quá mức: Ở độ tuổi nhạy cảm này trẻ thường dễ bị áp lực từ học tập, từ gia đình, bạn bè hay kể cả những suy nghĩ tiêu cực về vóc dáng hay trình độ cá nhân, những mong muốn vượt quá khả năng bản thân và gia đình cũng dẫn đến tình trạng stress. Khi rơi vào trạng thái stress, trẻ cảm thấy thường xuyên mệt mỏi, lo âu, đau đầu, suy nghĩ tiêu cực, giấc ngủ không yên... Chính vì vậy, kết quả học tập của các em thường giảm sút, sức khỏe cũng thường yếu hơn so với các bạn bình thường.

- Trầm cảm: Trầm cảm là một dạng rối loạn tâm thần dễ mắc phải ở lứa tuổi dậy thì do chúng có những thay đổi từ lượng hormon trong cơ thể, cảm thấy có những áp lực từ xung quanh, học hành, bố mẹ, thầy cô, bạn bè... Trẻ trầm cảm có thể xuất hiện các triệu chứng như trẻ hay buồn bã, không quan tâm tới mọi thứ xảy ra xung quanh mình và cả với bản thân, dễ mệt mỏi, rối loạn giấc ngủ, tiêu cực, sống thu mình, ngại giao tiếp với bạn bè và người thân và tự cô lập mình với thế giới bên ngoài. Nguy hiểm nhất là stress và trầm cảm ở tuổi dậy thì còn có thể dẫn đến hành vi tự tử.

Cha-me-lam-dieu-nay-cho-con-cai-o-tuoi-day-thi-sau-nay-chung-se-rat-biet-on-2-1669362936-589-width740height555

- Rối loạn hành viMột số em em tự nghĩ mình kém cỏi, tự ti. Điều này không chỉ khiến trẻ e dè, ngại tiếp xúc, không thích bộc lộ, nghi ngờ khả năng của bản thân... còn khiến các em dễ rơi vào trạng thái stress, mệt mỏi thường xuyên, thừa cân... Ngoài những điều đó các em dễ bị tác động từ sách báo, phim ảnh bạo lực, những văn hóa phẩm đồi trụy và từ bạn bè xấu. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến những rối loạn hành vi và có thể gây nên những hậu quả nghiêm trọng như gây thương tích cho người khác, trộm cắp, đua xe mạo hiểm...

- Rối loạn cảm xúc: Những biến đổi tâm lý khiến cho các em nhạy cảm hơn, cảm xúc cũng dễ thay đổi hơn. Rối loạn cảm xúc gây nên những thay đổi bất ổn về tinh thần như lúc thì hưng phấn, lúc thì bị ức chế một cách nhanh chóng hoặc ngược lại, khiến trẻ nhanh buồn nhanh vui. Biểu hiện khác của rối loạn cảm xúc là chán ăn, mất ngủ, gầy sút, hoạt động chậm chạp, mất tập trung, hay quên, vẻ mặt không tươi tắn... Các em dễ bị phản ứng thái quá trước những lời chọc ghẹo của bạn bè, hay suy diễn đến những trạng thái tiêu cực...

Giúp trẻ vượt qua những khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì như thế nào?

Khi dậy thì, trẻ rất cần sự hỗ trợ của cha mẹ về mặt vật chất lẫn tinh thần để có thể vượt qua được những khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì và phát triển tối đa mọi khả năng trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ này. 

- Cho trẻ sự riêng tư: Phụ huynh cũng nên dành cho trẻ sự riêng tư phù hợp. Ví dụ, nghiên cứu về tâm lý tuổi dậy thì ở nam cho thấy, trẻ nam đôi khi tìm hiểu cơ thể mình thông qua thủ dâm, đây là điều hoàn toàn bình thường. Do đó, ba mẹ hay người lớn trong nhà hãy tập thói quen gõ cửa trước khi vào phòng trẻ.

- Trấn an trẻ: Một trong những việc quan trọng mà bố mẹ cần làm là trấn an trẻ. Giải thích cho con hiểu rằng dậy thì là giai đoạn tự nhiên, là khoảng thời gian rất kỳ diệu và cần thiết để trẻ trưởng thành toàn diện. Ngoài ra, bố mẹ có thể dạy cho con những thay đổi trên cơ thể khi dậy thì để trẻ không bị hoang mang và có các kỹ năng chăm sóc, bảo vệ bản thân cần thiết.

182822-day-con-copy-15752897674741161294704

- Tán thưởng nỗ lực của trẻ: Hãy tán dương những cố gắng, thành tích và hành vi tích cực của trẻ, đồng thời hãy giữ bình tĩnh khi trẻ đang bùng phát cơn giận. Hãy đợi cho đến khi chúng dịu lại để ngồi xuống và trao đổi về vấn đề nào đó. Đây là một phương pháp áp dụng sự hiểu biết về tâm lý tuổi dậy thì ở con gái và con trai vô cùng hữu hiệu.

- Giải thích cho trẻ nếu có bất thường: Nếu con bạn dậy thì sớm hoặc muộn hơn so với bình thường, hãy chia sẻ, trấn an và hỗ trợ trẻ. Chúng có thể cảm thấy xấu hổ vì cảm thấy khác biệt so với bạn bè, vì thế cha mẹ cần giải thích cho con hiểu rằng từng cơ thể đều có tốc độ phát triển khác nhau. Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy trẻ đã dậy thì quá sớm hoặc quá muộn, thì nên đưa trẻ đi khám để nhận được sự tư vấn và điều trị phù hợp. 

Nguyễn Liên

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....