Tác dụng dưỡng nhan, chữa bệnh của mận

Thứ Hai, 20/04/2020 03:19 PM (GMT+7)

Nhiều người ăn mận nhưng có lẽ không hiểu được những công dụng của chúng đối với sức khỏe, đặc biệt là việc dưỡng nhan và chữa bệnh.

Dưới đây là những bài thuốc hay từ quả mận cùng các bộ phận khác của cây mận được vị lương y lương y Bùi Hồng Minh đưa ra:

- Sạm da, nám da: Nhân hạt mận nghiền thành bột mịn trộn với lòng trắng trứng, đem đắp mỗi ngày 1-2 lần sẽ có hiệu quả sau khoảng 1 tuần sử dụng.

- Làm đẹp da: Mận tươi 250g, đem rửa sạch, bỏ hạt, giã nát, sau đó đem hòa với 250ml rượu gạo, đựng trong lọ bịt kín nắp. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần khoảng 10ml.

- Côn trùng đốt: Ăn mận sau đó để lại hạt, đem rửa sạch, giã nát rồi đắp vào vết thương bị côn trùng cắn. Để 5 phút sau đó đem rửa sạch vết thương. Thực hiện ngày 2 lần.

- Hỗ trợ bệnh nhân đái tháo đường: Mận tươi 5 lạng, chọn loại vẫn còn hơi xanh, chưa chín đỏ, đem rửa sạch, bỏ hạt, ép lấy nước uống. Chia làm 3 lần uống trong ngày. Sử dụng theo cách này sẽ giúp giảm đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường.

man

- Giảm đau, hạ sốt, chữa ho: Lấy 8-12g lá mận khô đem sắc uống.

- Sưng đau ngoài da: Lấy lá mận tươi giã lấy nước cốt thấm vào những chỗ sưng đau hoặc đun nước lá mận tắm.

- Đái buốt, đái rắt, lỵ ra máu: Lấy 12g rễ mận đem sắc rồi uống. Trẻ em bị mụn nhọt có thể sử dụng rễ mận được nghiền thành bột, rắc vào mụn nhọt sẽ phát huy tác dụng rất tốt.

- Đau nhức răng: Rễ mận 30 g, đem sắc đặc với 100ml nước rồi ngậm khoảng 5 phút mỗi sáng sẽ giúp cải thiện đau nhức răng hiệu quả.

- Nhuận tràng: Nhân hạt mận, đào nhân, hạnh nhân – mỗi thứ 10g, sau đó đem đổ vào cùng 700ml nước, sắc còn 250ml, rồi chia làm 2 lần, uống trong ngày.

- Đau nhức xương khớp do thay đổi thời tiết: 50g lá mận, thài lài, lá đào, lá si, dâm bụt mỗi thứ 30g. Đem tất cả rửa sạch, giã nhỏ, sao vàng rồi đem ngâm với rượu để xoa bóp chỗ xương khớp bị đau nhức.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia dinh dưỡng bạn chỉ nên ăn tối đa 10 quả mận một ngày. Luôn đảm bảo mận phải được ngâm qua nước muối pha loãng và rửa sạch.

Để tận dụng dưỡng chất từ mận ngoài việc ăn mận tươi bạn có thể dùng mứt mận, ô mai mận, siro mận… bởi chúng có thể bảo quản và dùng quanh năm.

Đặc biệt mẹ bầu hay những bạn có thân nhiệt nóng nên hạn chế ăn mận tránh gây hại cho sức khỏe. Với người bệnh tiểu đường nên tránh dùng mận chín, vị ngọt nhiều.

Trần Thu Minh

Cùng chuyên mục

Những loại thực phẩm giàu DHA cho bà bầu và thai nhi

DHA là dưỡng chất quan trọng rất cần thiết giúp mẹ có thai kỳ thuận lợi, thai nhi phát triển khỏe mạnh. Dưới...

Thực phẩm giúp cải thiện chứng xuất tinh sớm

Chứng xuất tinh sớm khiến nam giới gặp nhiều trở ngại trong đời sống tình dục nhưng thực tế có rất ít...

Một số loại gia vị có thể giúp giảm hội chứng tiền kinh nguyệt

Hội chứng tiền kinh nguyệt là những triệu chứng xảy ra trước kỳ kinh nguyệt mà 20-50% phụ nữ trong độ tuổi...

Lợi ích của bưởi đến sức khỏe sinh sản và tình dục

Theo y học cổ truyền, bưởi có vị ngọt chua, có nhiều tác dụng với sức khỏe, trong đó có tác dụng tốt cho sức...