Ăn cá sống có tốt không?

Thứ Ba, 02/08/2022 09:01 AM (GMT+7)

Cá sống là nguyên liệu chính trong nhiều món ăn của người dân khắp nơi trên thế giới. Tuy nhiên khi bạn ăn cá sống, bạn có nhiều nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm hoặc nhiễm ký sinh trùng.

Ăn cá sống có tốt không?

Ăn cá sống có một số lợi ích cho sức khỏe tốt hơn so với ăn cá chín:

Một số khía cạnh liên quan đến chất lượng dinh dưỡng của cá có thể bị suy giảm khi cá được nấu chín. Chiên cá có thể làm giảm lượng axit béo omega-3 lành mạnh, như axit eicosapentaenoic (EPA) và axit docosahexaenoic (DHA). 

Trong khi đó cá sống không chứa các chất độc hại hình thành khi cá được chiên hoặc nướng. Ví dụ, cá được nấu chín dưới nhiệt độ cao có thể chứa một lượng khác nhau các amin dị vòng. Các nghiên cứu quan sát cho thấy việc tiêu thụ nhiều amin dị vòng có thể dẫn tới tăng nguy cơ ung thư.

Ngoài ra, có những lợi ích khác khi ăn cá sống đã được chế biến sạch, đảm bảo không ảnh hưởng gì đến sức khỏe đó là không phải nấu nướng giúp tiết kiệm thời gian và việc thưởng thức các món cá sống giúp duy trì sự đa dạng văn hóa.

ăn-nhiều-cá-sống-có-tốt-không

Nhiễm ký sinh trùng từ cá sống

Nhiều người bị nhiễm ký sinh trùng qua nước uống bị nhiễm khuẩn hoặc thức ăn được nấu chín không đúng cách, kể cả cá sống. Tuy nhiên, người dân vẫn có thể giảm thiểu rủi ro bằng cách mua cá sống từ các nhà hàng hoặc nhà cung cấp đáng tin cậy đã xử lý và sơ chế đúng cách.

- Sán dây

Sán dây cá được truyền cho những người ăn cá nước ngọt sống hoặc nấu chưa chín hoặc cá biển đẻ trứng ở sông nước ngọt, bao gồm cả cá hồi.

Mặc dù sán dây cá thường không gây ra các triệu chứng cụ thể, nhưng chúng có thể gây ra một căn bệnh được gọi là bệnh diphyllobothriasis. Các triệu chứng của bệnh diphyllobothriasis thường nhẹ, bao gồm mệt mỏi, khó chịu ở dạ dày, tiêu chảy hoặc táo bón.

- Nhiễm khuẩn

Một nguyên nhân khác khiến cá cần được nấu chín trước khi ăn là nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm. Các triệu chứng chính của ngộ độc thực phẩm bao gồm đau bụng, buồn nôn, nôn mửa và tiêu chảy. Đối với những người khỏe mạnh, nguy cơ ngộ độc thực phẩm do ăn cá sống nói chung ở mức thấp. Tuy nhiên những người có hệ thống miễn dịch kém, chẳng hạn như người già, trẻ nhỏ và bệnh nhân HIV, dễ bị nhiễm trùng hơn. Những nhóm nguy cơ cao này nên tránh thịt và cá sống. 

Ngoài ra, cá sống có thể chứa lượng chất ô nhiễm cao hơn. Các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (POP) là các hóa chất độc hại, được sản xuất công nghiệp, chẳng hạn như polychlorinated biphenyl (PCB) và polybrominated diphenyl este (PBDEs). Cá được biết là sinh vật có khả năng tích tụ các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy, đặc biệt là cá nuôi, chẳng hạn như cá hồi.

- Giun đũa Anisakis

Giun đũa ký sinh có thể gây ra một loại bệnh gọi là bệnh anisakiasis. Giun đũa thường ký sinh trong cá biển, hoặc cá sống ở biển, chẳng hạn như cá hồi. Bệnh nhiễm trùng phổ biến nhất ở những vùng thường xuyên ăn cá sống hoặc ngâm hay muối, bao gồm Scandinavia, Nhật Bản, Hà Lan và Nam Mỹ.

Khi xâm nhập vào cơ thể, chúng sẽ cố gắng đào sâu vào thành ruột, nơi chúng bị mắc kẹt và cuối cùng chết. Điều này có thể gây ra phản ứng miễn dịch nghiêm trọng dẫn đến viêm, đau dạ dày và nôn mửa. Bệnh Anisakiasis cũng có thể gây ra các phản ứng miễn dịch ngay cả khi giun đã chết khi ăn cá.

- Sán lá gan  

Nguyên nhân chính của bệnh sán lá gan nhỏ được cho chủ yếu là do ăn cá sống hoặc nấu chín không đúng cách. Tay chưa rửa và bề mặt chuẩn bị thực phẩm bẩn và dụng cụ nhà bếp cũng đóng một vai trò nhất định lây truyền loại ký sinh trùng này. 

Sán lá gan trưởng thành cư trú trong gan của người bị nhiễm bệnh và các động vật có vú khác, nơi chúng sử dụng máu người làm thức ăn. Chúng có thể khiến gan phình to, nhiễm trùng ống mật, viêm túi mật, sỏi mật và ung thư gan.

Vũ Phương Dung

Cùng chuyên mục

Những loại thực phẩm giàu DHA cho bà bầu và thai nhi

DHA là dưỡng chất quan trọng rất cần thiết giúp mẹ có thai kỳ thuận lợi, thai nhi phát triển khỏe mạnh. Dưới...

Thực phẩm giúp cải thiện chứng xuất tinh sớm

Chứng xuất tinh sớm khiến nam giới gặp nhiều trở ngại trong đời sống tình dục nhưng thực tế có rất ít...

Một số loại gia vị có thể giúp giảm hội chứng tiền kinh nguyệt

Hội chứng tiền kinh nguyệt là những triệu chứng xảy ra trước kỳ kinh nguyệt mà 20-50% phụ nữ trong độ tuổi...

Lợi ích của bưởi đến sức khỏe sinh sản và tình dục

Theo y học cổ truyền, bưởi có vị ngọt chua, có nhiều tác dụng với sức khỏe, trong đó có tác dụng tốt cho sức...