Tác hại khi bà bầu ăn hồng không đúng cách

Thứ Sáu, 30/09/2022 11:41 PM (GMT+7)

Tuy rằng trong trái hồng có hàm lượng dinh dưỡng dồi dào nhưng nếu mẹ bầu không ăn đúng cách có thể dẫn đến những ảnh hưởng không tốt.

Ăn hồng với thịt ngỗng

Ngoài thịt ngỗng, những thực phẩm giàu protein như tôm, cua, cá… đều không thích hợp ăn kèm với hồng. Vì protein kết hợp với tanin trong hồng sẽ tạo thành protein acid tannic. Trong một số trường hợp nghiêm trọng có thể gây tử vong.

Không ăn hồng với khoai lang

Khoai lang có hàm lượng tinh bột cao, khi ăn cùng với hồng sẽ gây kết tủa. Gây nên tình trạng khó tiêu, lại khó đào thải ra ngoài, dễ gây sỏi trong dạ dày.

Rượu và hồng: Không thể kết đôi

Rượu khi vào dạ dày sẽ kích thích bài tiết, kết hợp với tanin tạo thành chất sền sệt, dính nhầy. Kết hợp thêm với cellulose có thể tạo thành cục máu đông, gây khó tiêu hóa, lâu dần sẽ dẫn đến tắc ruột.

Ngoài ra, uống rượu khi mang thai sẽ gây nguy hiểm cho quá trình phát triển của thai nhi. Tăng nguy cơ sảy thai, chết lưu. Tốt nhất, không chỉ khi ăn hồng, mẹ bầu nên nói “Không” 100% với rượu, bia trong suốt thai kỳ.

273773335_1606992922995413_696123134134447088_n

Ăn hồng lúc đói

Không riêng gì quả hồng mà tất cả các loại trái cây khác đều không phù hợp để ăn lúc đói. Khi đói bụng, dạ dày sẽ tiết nhiều acid hơn, kết hợp với các chất trong trái cây sẽ tạo chất kết tủa. Ảnh hưởng đến hoạt động của hệ tiêu hóa.

Hồng dễ gây sâu răng

Giống như nhiều loại thực phẩm ngọt khác, sau khi mẹ bầu ăn hồng nên xúc miệng lại với nước, hoặc đánh răng. Tránh tình trạng những mảng hồng nhỏ còn bám lại trên răng, dẫn đến sâu răng. Dưới tác động của các hormone thai kỳ, nguy cơ sâu răng của bà bầu ăn hồng thậm chí cao hơn so với bình thường nên càng cần lưu ý kỹ.

Mẹ bầu có vấn đề về tiêu hóa không nên ăn hồng

Mẹ bầu có vấn đề tiêu hóa, tiêu chảy, ốm nghén nặng, chức năng dạ dày kém không nên ăn hồng. Vì có thể làm các vấn đề này trở nên nghiêm trọng hơn.

Mẹ bầu không nên ăn quá nhiều hồng

Ăn quá nhiều hồng cũng là một cách ăn hồng không đúng. Hàm lượng tanin quá cao trong quả hồng có thể gây ức chế khả năng hấp thu sắt của cơ thể. Vì vậy, mẹ bầu không nên ăn quá nhiều hồng, nhất là những mẹ bầu bị thiếu máu.

cac-loai-trai-cay-tot-cho-ba-bau-6
Nguyễn Phương Liên

Cùng chuyên mục

Những loại thực phẩm giàu DHA cho bà bầu và thai nhi

DHA là dưỡng chất quan trọng rất cần thiết giúp mẹ có thai kỳ thuận lợi, thai nhi phát triển khỏe mạnh. Dưới...

Thực phẩm giúp cải thiện chứng xuất tinh sớm

Chứng xuất tinh sớm khiến nam giới gặp nhiều trở ngại trong đời sống tình dục nhưng thực tế có rất ít...

Một số loại gia vị có thể giúp giảm hội chứng tiền kinh nguyệt

Hội chứng tiền kinh nguyệt là những triệu chứng xảy ra trước kỳ kinh nguyệt mà 20-50% phụ nữ trong độ tuổi...

Lợi ích của bưởi đến sức khỏe sinh sản và tình dục

Theo y học cổ truyền, bưởi có vị ngọt chua, có nhiều tác dụng với sức khỏe, trong đó có tác dụng tốt cho sức...